Phiếu học tập Tràng Giang (Huy Cận) Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

Tràng Giang là một bài thơ hay nhưng đong đầy cảm xúc của tác giả Huy Cận. Hãy cùng trả lời những câu hỏi Phiếu học tập Tràng Giang (Huy Cận) Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên trong bài thơ nhé!


Phiếu học tập Tràng Giang (Huy Cận) Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

Phiếu học tập Tràng Giang (Huy Cận) Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

Trả lời Phiếu học tập Tràng Giang (Huy Cận) Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

- Khổ 1:

+ Hình ảnh: 

- Sóng gợn nhẹ nhàng, lan tỏa đến vô tận, cảm tưởng như không có điểm dừng. Xung quanh bốn bề chỉ thấy mênh mông mặt nước gợi ra cho chúng ta thấy sự hiu quạnh, trống vắng. Thêm vào đó khiến cho chúng ta cảm thấy một nỗi buồn miên man.

- Con thuyền buông mái chèo không còn bị điều khiển bởi các tác nhân chủ động từ bên ngoài nữa. Giờ đây, con thuyền mặc cho nước đẩy đưa, gợi lên cảm giác lênh đênh, vô định, không biết đâu là điểm bắt đầu hay kết thúc. So với sự vô tận của dòng sông, con thuyền hiện lên thật nhỏ bé, cô độc giữa cả một khung cảnh bao la rộng lớn.

- Hình ảnh nước và thuyền xuất hiện song song, sóng đôi khiến cho chúng ta cảm thấy được sự chia ly, cách trở, thậm chí là sẽ không bao giờ có cơ hội tái hợp một lần nữa.

- "Củi khô lạc giữa dòng": Sự rẻ rúng, nhỏ nhoi của một kiếp người. Chỉ biết phó mặc vào dòng chảy cuộc đời mà chẳng thể tự làm chủ cuộc đời của mình.

+ Nghệ thuật: 

- Phép đối: Buồn điệp điệp >< Nước song song; Sầu trăm ngả >< Lạc mấy dòng

- Từ láy âm: Điệp điệp; Song song

- Sự tương phản giữa cá thể với vũ trụ, giữa cái nhỏ bé với cái rộng lớn, giữa con người với thiên nhiên.

- Khổ 2:

+ Hình ảnh:

- Hai câu thơ đầu đã làm nổi bật lên sự vắng lạnh của khung cảnh khi chiều dần buông xuống

- Đứng trước không gian rộng lớn, cô đơn ấy, nhân vật trữ tình như càng mong muốn nghe được tiếng nói của con người, mong muốn có được sự nhộn nhịp của con người để xua tan đi không khí ảm đạm, lạnh lẽo của không gian xung quanh.

- Nhưng chợ chiều đã vãn, hông khí dường như lại càng trở nên u tịch hơn.

- Hai câu cuối không gian được mở ra theo mọi hướng: chiều cao, sâu, chiều rộng và chiều dài. Trong cái vũ trụ vô cùng, thăm thẳm không chỉ cảnh vắng cô liêu mà lòng người cũng như rợn ngợp bởi sự nhỏ bé, lạc lõng của sự khác biệt giống loài.

+ Nghệ thuật:

- Từ ngữ có sự chọn lọc, mang nhiều giá trị gợi hình, gợi cảm: đìu hiu, lơ thơ, sâu chót vót,...

- Cách ngắt nhịp có hiệu quả, khiến cho độc giả cảm nhận rõ những suy nghĩ, tâm tư của nhân vật trữ tình trong khoảnh khắc ấy.

- Khổ 3:

+ Hình ảnh: 

- Bèo dạt về đâu: Thể hiện sự vô định, lênh đênh không xác định được bến bờ. Đó cũng như là số phận của một kiếp người, không biết tương lai của mình sẽ kết thúc như thế nào, có những điều gì sẽ tiếp tục xảy đến với bản thân mình.

- Mênh mông không một chuyến đò ngang: Sự rộng lớn, vô tận của con sông một lần nữa lại được tác giả khẳng định. Cũng như nhấn mạnh sự hoang vu, cô đơn của con người giữa thiên nhiên bao la, rộng lớn.

- Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng: Sự tĩnh lặng, cô liêu đến tuyệt đối của không gian khiến con người dường như cũng cảm thấy lòng mình có một nỗi buồn không tên và trống rỗng biết bao. Cảnh vật tuy đẹp mà buồn, tạo nên tâm sự của lòng người.

- Nỗi buồn của con người và cảnh vật đang giao thoa với nhau, thế nhưng vẫn có một lớp ngăn cách mỏng manh khiến cho hai vật thể tưởng chừng như gắn liền mà vẫn cách xa.

+ Nghệ thuật:

- Bút pháp cổ điển giao thoa với hiện đại.

- Điệp từ "không" càng như nhấn mạnh sự cô đơn, đìu hiu của không gian mênh mông, lạnh lẽo trước mắt.

- Giọng thơ có nét buồn trầm cũng càng làm bài thơ trở nên ảm đạm hơn.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question