Phiếu học tập Cải ơi! Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm

Cải ơi! là truyện ngắn đầy tính nhân văn và xúc động của nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Hãy cùng trả lời những câu hỏi Phiếu học tập Cải ơi! Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm nhé!


Phiếu học tập Cải ơi! Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm

Phiếu học tập Cải ơi! Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm

Trả lời Phiếu học tập Cải ơi! Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm

1. So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể:

- Giống nhau: Các sự kiện đều góp phần làm nổi bật nội dung chính của tác phẩm.

- Khác nhau: 

+ Các sự kiện trong truyện kể diễn ra không theo bất kì một trình tự, một dòng thời gian nào: mở đầu tác phẩm, tác giả nói về hiện tại nơi ông Năm Nhỏ sống cũng đoàn ca múa nhạc; sau đó tác giả đã kể về hoàn cảnh hiện tại của ông Năm Nhỏ - kể theo từ trình tự quay trở lại quá khứ rồi sau đó lại trở về thực tại.

+ Các sự kiện trong câu chuyện được diễn ra một cách hợp lý, tinh tế: Truyện là hành tình đi tìm con gái của ông Năm Nhỏ - Cảu đã bỏ nhà trốn đi từ năm mười ba tuổi. Ông Năm Nhỏ bị vợ và hàng xóm nghi ngờ rằng vì không phải ba ruột mà đối xử tệ với nó nên ông quyết định đi tìm nó trở về. Và hành trình tìm Cải 12 năm bắt đầu…

-> Cách kể chuyện tuy không tuân theo một trình tự nhất định nhưng cũng chính điều đó làm cho câu chuyện trở nên độc đáo và lôi cuốn độc giả hơn. Tác phẩm đã khơi gợi được sự tò mò cho người đọc khi liên tục xoay chuyển hoạt cảnh của câu chuyện, đang đi tìm rồi lại nhắc câu chuyện ở quê rồi lại trở lại cuộc hành trình của mình, liên tục xoay chuyển không theo một trình tự nhất định. Nỗi mong mỏi, chờ đợi, hi vọng tìm được con gái cùng với tình yêu thương dạt dào của người cha đã khiến cho chúng ta thật ấn tượng. Với cách kể chuyện như vậy cũng làm nổi bật lên hình ảnh người cha ngày đêm đi tìm con gái của mình. Bằng những cách thay đổi cách kể chuyện liên tục như vậy, câu chuyện cũng dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả. Độc giả cũng cảm nhận và đồng cảm với những suy nghĩ, những tâm sự của người cha trên hành trình tìm kiếm con gái của mình. Đó không chỉ là sự lo lắng, suy nghĩ về danh sự của người cha, đó còn là tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con gái.

- Hiệu quả nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, quen thuộc với cuộc sống thường ngày của người đọc kết hợp cùng cách kể chuyện độc đáo, cũng như nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật đã góp phần tạo nên sự thành công đặc biệt của tác phẩm. Không phải là câu chuyện căng thẳng, kịch tính, câu chuyện như một lời tâm tình, hồi tưởng về quá khứ, từ đó tạo nên sự đồng cảm sâu sắc đối với độc giả. Có lẽ, nghệ thuật trong truyện ngắn "Cải ơi!" chính là sự đặc biệt thông qua giọng kể của chính tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

2. Xác định ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật

- Ngôi kể: Ngôi kể thứ ba

- Quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: Người kể đã rất tinh tế khi đặt điểm nhìn của mình vào góc nhìn của từng nhân vật, qua đó khiến cho độc giả cảm thấy gần gũi, chân thật hơn với câu chuyện của nhân vật. Người kể chuyện cũng đã khéo léo lồng ghép những cảm xúc của mình về nhân vật trong ấy đến với độc giả. Không chỉ là sự cảm thông, xót xa cho người cha bị hiểu lầm và có cuộc hành trình khó khăn để tìm con, đó còn là sự thấu hiểu cho người con vì nỗi sợ hãi đã phải bỏ nhà mà đi.

3. Xác định hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm

- Trong tác phẩm, tác giả chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn từ bên trong, tức là đứng trên lập trường của từng nhân vật để đối thoại cũng như giải quyết tình huống.

4. Sự cộng hưởng giữa những lời của người kể chuyện với lời của nhân vật trong truyện

- Sự cộng hưởng giữa những lời của người kể chuyện với lời của nhân vật trong truyện là một yếu tố quan trọng khiến câu truyện trở nên đặc sắc, cũng như thu hút độc giả hơn.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question