Cấu tứ và hình ảnh là hai đặc điểm quan trọng trong một tác phẩm văn học. Hãy cùng trả lời những câu hỏi Phiếu học tập Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình nhé!
Phiếu học tập Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Trả lời Phiếu học tập Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
– Cấu tứ trong thơ và vai trò của cấu tứ:
+ Cấu tứ thơ: Cấu tứ thơ giữ vai trò quan trọng trong thơ ca, phản ánh ý nghĩa và tình cảm của bài hát. Cấu tứ thơ là cách sắp xếp ý và tổ chức nội dung cho một bài thơ. Qua cấu tứ thơ tác giả thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc cũng như cái tôi của bản thân thông qua tác phẩm. Không chỉ vậy, cấu tứ còn có tác dụng làm nổi bật nghệ thuật của bài thơ. Có thể nói, cấu tứ chính là điều cốt lõi, căn bản nhất để tạo nên được giá trị của bài thơ
+ Vai trò của cấu tứ: Thể hiện suy nghĩ, tâm tư, cảm xúc của tác giả. Tạo ra sự liên kết giữa các ý trong các đoạn thơ với nhau, từ đó tạo nên một ý nghĩa hoàn chỉnh cho cả bài thơ. Giúp tác giả thể hiện những sáng tạo, những nét đặc biệt riêng của bản thân, qua đó giúp bài thơ gây được ấn tượng và hứng thú nơi độc giả. Đóng vai trò tạo nên sự sâu sắc cho bài thơ.
– Yếu tố tượng trưng trong thơ: Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là việc các tác giả sử dụng từ ngữ, các hình ảnh thông qua những biện pháp nghệ thuật đã biết để truyền tải những cảm xúc, tâm tư, tình cảm, cái tôi của mình một cách ẩn ý, không trực tiếp.
– Ngôn ngữ văn học và đặc trưng cơ bản:
+ Ngôn ngữ văn học: Là yếu tố quan trọng và thiết yếu nhất mỗi khi muốn sáng tác một tác phẩm văn học. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sáng tạo về ngôn ngữ cũng là một sự sáng tạo quan trọng và cần thiết. Ngôn ngữ văn học thường được sử dụng bởi tính chính xác cũng như bởi tính gợi hình, gợi cảm của mình.
+ Các đặc trưng cơ bản:
– Ngôn ngữ văn học tính gợi hình, gợi cảm: Mang những đặc trưng nghệ thuật trong đó. Được sử dụng để miêu tả, xây dựng hình tượng nghệ thuật, hình tượng nhân vật. Có khả năng diễn tả, biểu cảm,… qua đó khơi gợi trí tưởng tượng của độc giả.
– Ngôn ngữ văn học tính chính xác: Nhiệm vụ của ngôn ngữ văn học là phản ánh, phê phán hiện thực cuộc sống, giúp con người có những bài học, nhận thức đúng đắn về cách ứng xử cũng như nhân tính con người trong xã hội. Điều đó được tôi luyện qua những quan sát, cảm nhận tinh tế của các tác giả qua những hành động, sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống.
– Ngôn ngữ văn học tính hàm súc: Ngôn ngữ văn học thường sử dụng ít từ ngữ để diễn tả nhất để có thể nói về một vấn đề đang được bàn tới. Tính chất này thường được độc giả tự suy ngẫm, suy đoán sau khi đọc xong tác phẩm được tác giả gửi gắm những ẩn ý trong ngôn từ. Lợi dụng tính đa nghĩa của từ ngữ để lột tả được ý nghĩa thật sự đằng sau mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc.