“Cầu Hiền Chiếu” là lời kêu gọi của nhà Tây Sơn nhằ động viên trí thức Bắc Hà tha gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Hãy cùng trả lời những câu hỏi Phiếu học tập Cầu Hiền Chiếu (Ngô Thì Nhậm) Tìm hiểu phần 2 (Nội dung bài chiếu) nhé!

Phiếu học tập Cầu Hiền Chiếu (Ngô Thì Nhậm) Tìm hiểu phần 2 (Nội dung bài chiếu)

Trả lời Phiếu học tập Cầu Hiền Chiếu (Ngô Thì Nhậm) Tìm hiểu phần 2 (Nội dung bài chiếu)

– Cách ứng xử của nho sĩ:

+ Ứng xử của kẻ sĩ:

– Ẩn dụ: “kiêng dè… tiếng”

– Điển cố:

“Phải… khe”: lấy ý trong bài thơ “Khảo bàn” trong Kinh thi chỉ việc đi ở ẩn.

“Trốn tránh việc đời”

“Gõ mõ canh cửa”

“Ra biển vào sông”

“Chết đuối trên cạn”

-> Có kẻ từ chối cuộc đời lui mình ở ẩn nơi chốn không ai biết tới để giữ trọn lòng tiết tháo; cũng có người ở lại làm quan trong triều nhưng đều giữ mình không dám nói thẳng hoặc làm việc một cách cầm chừng, không nhiệt huyết, dốc hết sức mình để cống hiến cho nước nhà.

-> Những kẻ sĩ của thời đại trước vẫn giữ quan điểm trung với vua nên chọn cách ẩn thân trước cuộc đời, hoặc chọn im lặng không có ý kiến trước những vấn đề của đất nước. Họ quay lưng với thời cuộc, không chịu đem khả năng của mình ra giúp đời, giúp nước.

+ Thái độ của vua Quang Trung:

– Vua Quang Trung không những không phê phán những sĩ phu Bắc Hà mà ngược lại, ngài còn cảm thông với họ vì chưa thể chấp nhận được sự thay đổi lớn của thời cuộc.

– Bộc lộ niềm mong muốn tha thiết chân thành của mình:

“Ghé chiếu”: thái độ khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng hiền tài của vua Quang Trung.

Ngày đêm mong mỏi: niềm khao khát luôn thường trực trong tâm trí của ngài.

Hai câu hỏi tu từ: vừa thể hiện sự thành tâm, mong muốn của nhà vua, cũng vừa là lời nhắc nhở.hành động sai lệch của những kẻ sĩ Bắc Hà với tình hình đất nước hiện tại. đồng thời cũng là lời kêu gọi họ trở lại đóng góp tài sức của mình để phát triển đất nước. Đó là con đường đúng đắn nhất mà họ cần đi theo.

-> Vua Quang Trung mong muốn rằng những sĩ phu Bắc Hà sẽ đóng góp tài sức của mình để phát triển đất nước ngày càng trở nên vững mạnh hơn. Đó là tình yêu nước thương dân của một vị vua anh minh, hiền tài.

– Hoàn cảnh và yêu cầu của đất nước:

+ Buổi đầu đại định:

– Đất nước mới bắt đầu một triều đại mới, “công việc vừa mới mở ra”, trong “buổi đầu của nền đại thịnh” còn nhiều khó khăn.

– Những khó khăn cụ thể:

Kỉ cương nơi triều chính

Công việc ngoài biên ải

Cuộc sống của nhân dân

Tấm lòng của nhà vua nhiều người chưa hiểu.

-> Buổi đầu mới lập nước, chính trị còn lỏng lẻo, lòng dân chưa được yên, biên cương thì vẫn còn kẻ thù rình rập từng ngày, đó là những vấn đề không thể tránh khỏi khi đất nước có được một thời đại mới. Thế nhưng, đề cập tới những khó khăn ấy chính là tác giả muốn kêu gọi người tài ra góp tài, góp sức để củng cố những vấn đề ấy của nước nhà.

+ Tầm nhìn và tấm lòng vua Quang Trung:

– Câu văn: “một… trị bình” : nghệ thuật so sánh dùng hình ảnh một cái cột không thể đỡ nỗi một căn nhà lớn, điều đó cũng khẳng định cho việc mưu lược của một người không thể dựng nghiệp, trị bình. Qua đó, khẳng định rằng nếu không được người hiền giúp sức thì một mình nhà vua cũng không thể gây dựng nên sự nghiệp, cơ đồ lớn.

– Hai câu tiếp: sử dụng câu khẳng định và câu hỏi tu từ để thể hiện được niềm tin cũng như sự mong đợi vào những bậc tài nhân sẽ xuất hiện để giúp đỡ vua xây dựng nên đất nước lớn mạnh. Không chỉ vậy, đó còn là nỗi lo lắng của vua Quang Trung khi chưa tìm được người tài giúp nước.

-> Lời lẽ tuy rằng khiêm nhường, tha thiết nhưng cũng không kém phần thẳng thắng, kiên quyết. Qua đó đã thể hiện rõ thái độ của người xuống chiếu với mong muốn cầu hiền, chân thành mong muốn người hiền ra giúp nước khiến sĩ phu Bắc Hà không thể không thay đổi những suy nghĩ cũng như là cách ứng xử.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *