Nhà văn Nga M.Gorki đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”, câu nói như khắc sâu vào tâm trí con người về nỗi đáng sợ của căn bệnh vô cảm. Hãy cùng Hocmai360 tìm hiểu Dẫn chứng về sự vô cảm nhé!
Vô cảm là gì?
Vô cảm chính là một trạng thái cảm xúc tiêu cực của con người, là sự thờ ơ, thản nhiên trước nỗi niềm của nhân thế, trước sự diễn biến của sự vật, sự việc quanh ta.
15 Dẫn chứng về vô cảm
1. Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip (được cơ quan chức năng xác định ở xã Định Hòa, huyện Yên Định, Thanh Hóa), ghi lại hình ảnh người đàn ông ôm đôi chân bị thương nặng sau vụ tai nạn, ngồi khóc ngất giữa đường. Nhưng một số người chứng kiến vụ tai nạn chỉ khoanh tay đứng nhìn khá lâu mà không cứu giúp người bị nạn.
2. Chuyện anh tài xế bỏ mặc sản phụ sinh non giữa đường, cướp đi cơ hội sống của đứa bé; hay hành vi cười cợt, chụp ảnh khi một nữ cổ động viên bóng đá bị thương nặng ở chân…
rồi những hành động vô cảm kiểu như: thấy người khác bị hành hung chỉ đứng ngoài xì xào, bàn tán.
3. Nhiều người trẻ thản nhiên cười đùa, chụp ảnh, livestream (quay phim, phát trực tiếp) ngay tại đám tang của một nghệ sĩkhiến dư luận bức xúc, nhất là những nghệ sĩ đến tham dự tang lễ, họ liên tiếp bị đám đông làm phiền: xin chữ ký, chụp ảnh cùng.
4. Những bệnh nhân mắc COVID ở Châu Âu khắc khoải chờ chết vì lời từ chối điều trị của bệnh viện với một lý do vô cảm đến đáng sợ: ưu tiên chữa bệnh cho những người có tiền, có quyền
5. Năm 2013, dư luận Án Độ tranh cãi gay gắt sau khi clip từ camera giám sát đường phố được công khai. Gia đình anh Kanhaiya Lal gặp tai nạn khi đang lưu thông trên phố ở miền Bắc Ấn Độ. Lal khóc nức nở kêu gọi những người đi đường giúp đỡ, nhưng họ vẫn lạnh lùng lái xe lướt qua anh. Con trai Lal nằm bên thi thể mẹ, con gái mới sinh nằm bất động gần xe máy.
6. Tháng 6/2017, Anwar Ali (23 tuổi) bị xe buýt tông trúng khi đang đạp xe tại quận Koppal (bang Karnataka, Ấn Độ), theo Wall Street Journal. Mặc nạn nhân quằn quại trong đau đớn và cầu xin sự giúp đỡ, đám đông vây quanh người đứng nhìn, kẻ rút điện thoại ra ghi hình.
7. Nhà văn Nga M.Gorki đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”.
8. Chiều ngày 13/3/2015, tại một khu đất trống ở Thành phố Hồ Chí Minh bỗng xảy ra một vụ nổ lớn khiến anh Nguyễn Hữu Đức bị bỏng nặng. Người dân xung quanh đưa anh tới bệnh viện nhưng không một con taxi nào chịu chở anh. Clip được quay lại và phát trên mạng làm cho mọi người rùng mình về nỗi đau của người khác.
9. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kể về một sự kiện. Một ngày, ông đến ga tàu và thấy đám đông đông đúc, ồn ào, và mọi người đang nói chuyện xôn xao. Giữa tiếng ồn, có một người mẹ đang khóc lóc và tìm con mình bị lạc. Bà cầu xin sự giúp đỡ từ người này đến người khác trên sân ga, với nước mắt và sự hoảng loạn trên khuôn mặt. Tuy nhiên, mọi người chỉ nhìn bà mẹ đó bằng ánh mắt thương hại và im lặng, không ai chịu giúp đỡ.
10. Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào rạng sáng ngày 25/6 tại giao lộ Tân Hương – Võ Công Tồn, P.Tân Quý, Q.Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh). Người gặp nạn nằm bất động trên vỉa hè nhưng hàng chục người đi qua, thậm chí dừng lại mà không ai giúp đỡ, cô gái trẻ đã tử vong sau đó.
11. “Trẻ em bây giờ sẵn sàng vô cảm trước nỗi đau của ba mẹ mình. Nguyên nhân cũng có thể từ môi trường mạng xã hội, đó là không gian truyền thông công cộng, những thông tin trên đó đều không được kiểm chứng và không ít rác rưởi. Tâm hồn các em bị nhiễm độc khi hàng ngày, hàng giờ vào môi trường đó, lâu dàn thành quen. Reo thói quen hình thành tính cách, reo tính cách sẽ ra định hình đường đời một con người”, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng – Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ.
12. Vụ nữ sinh 12 bị bỏng bị lên án vì sự thờ ơ của các giáo viên hay sự vô cảm của một phần cộng đồng mạng khi mắng nhiếc nữ sinh ấy làm quá mọi việc lên….
13. Tại một thành phố lớn ở Trung Quốc, có một bé gái 2 tuổi tên là MeiMei bị một chiếc xe tải cán chết. Người tài xế không chỉ tàn nhẫn cán qua cô bé một lần nữa, khiến cô bé chết hẳn. Cô bé nằm giữa đường, máu chảy đầy, nhưng liên tiếp 18 người đi qua không ai chịu giúp đỡ. Có người mẹ kéo con mình ra xa để tránh thảm kịch này, còn một chiếc xe máy ngáng qua cô bé. Cho đến khi người thứ 19 đi qua là một bác lao công già đang quét dọn gần đó, cô bé mới được cứu và liên hệ với các cơ quan cứu hộ
14. Hồ Nhật Linh,18 tuổi, ngụ tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đâm 95 nhát dao vào thai phụ có bầu 8 tháng tuổi, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương…
15. Theo chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai thuộc Trung tâm Tư vấn Hôn nhân và Gia đình TPHCM: “Do tâm lý sống ‘chỉ biết mình’ khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay, căn bệnh vô cảm đã thật sự xâm nhập và ăn sâu trong thế hệ trẻ hiện giờ!”
Đoạn văn nghị luận xã hội về vô cảm
Nhà văn Nga M.Gorki đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”, câu nói như khắc sâu vào tâm trí con người về nỗi đáng sợ của căn bệnh vô cảm. Vô cảm chính là một trạng thái cảm xúc tiêu cực của con người, là sự thờ ơ, thản nhiên trước nỗi niềm của nhân thế, trước sự diễn biến của sự vật, sự việc quanh ta. Người vô cảm thường sẽ dễ khiến cho người khác bị tổn thương, bị đau đớn về mặt tinh thần bởi sự lạnh lẽo, thờ ơ mà họ tạo ra. Cũng bởi vậy mà những người sống thờ ơ, “thực vật” về tâm hồn sẽ dễ bị xa lánh, ghét bỏ. Hay vô cảm do sự ích kỉ của bản thân, sự thù hằn hay lòng ghen ghét. Thậm chí vô cảm là ánh mắt lạnh lùng có phần khinh bỉ với những con người có khiếm khuyết trên cơ thể, mắc những căn bệnh khó chữa hay những hoàn cảnh đáng thương. Những người có trái tim vô cảm thường có hiểu biết hẹp hòi hay thường không có lòng nhân ái, họ ích kỷ cùng trái tim cằn cỗi. Thật khó để chấp nhận thảm cảnh những bệnh nhân mắc COVID ở Châu Âu khắc khoải chờ chết vì lời từ chối điều trị của bệnh viện với một lý do vô cảm đến đáng sợ: ưu tiên chữa bệnh cho những người có tiền, có quyền. Chính sự vô cảm đã “tiếp tay” cho xã hội suy đồi về đạo đức, chủ nghĩa vật chất lên ngôi, khi đồng tiền lên tiếng thì tình thương cũng phải ngậm ngùi lùi bước. Dẫu biết việc sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm, đặc biệt là vô cảm, vô hồn trước thế sự, trước khó khăn của con người sẽ gây ra những hiểm họa vô hình mà ta không thể lường trước. Thế nhưng cuộc sống vẫn thật ý nghĩa và tươi đẹp biết bao khi ta vẫn cảm nhận được tia nắng ấm áp của tình người lan tỏa. Bởi vậy, ta cần học cách sẻ chia, biết yêu thương, và lan tỏa những tình cảm đẹp đến muôn nơi.