Hướng dẫn “Phân tích đặc điểm nhân vật vị giáo sư trong chuyện Bài thuyết giảng” đầy đủ và chi tiết nhất, bám sát nội dung, chương trình học gửi đến bạn đọc qua bài viết dưới đây!

Dàn ý phân tích nhân vật vị giáo sư trong chuyện Bài thuyết giảng

* Mở bài

– Những nét chính về tác giả tác phẩm

– Dẫn vào đề: Nhân vật vị giáo sư

* Thân bài

– Bối cảnh chuyện, sơ lược

+ Hành động vị giáo sư đến nhà cậu bé

+ Hành động không nói chuyện chỉ nhìn nhau

+ Hành động của vị giáo sư: Gắp một hòn than đang cháy trong đó ra ngoài, khi chuẩn bị về ông đã đặt hòn than đó lại.

– Hành động của giáo sư đã để lại cho em bài học gì

=> Nhận xét chung về giáo sư

* Kết bài

– Cảm nghĩ của em về nhân vật vị giáo sư và rút ra bài học

 

Bài văn phân tích nhân vật vị giáo sư trong chuyện Bài thuyết giảng

Câu chuyện “Bài thuyết giảng” là một trong những câu chuyện giáo dục con người rất hay và ý nghĩa. Đặc biệt là hành động của vị giáo sư khi đến nhà một cậu bé  thuyết giảng đã để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ với câu bé mà cả độc giả khi tiếp nhận tác phẩm, là bài học quý giá cho sức mạnh về tinh thần đoạn kết, nghị lực giữa con người với con người.

Bối cảnh chuyện là tại một ngôi làng nọ, có một vị giáo sư đáng quý, mỗi tuần vị giáo sư thường đến vào chủ nhật để chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống, về con người. Có một hôm, giáo sư đã chọn đến nhà một cậu bé, có tính tình nhút nhát, ít nói, không thích hòa đồng với mọi người xung quanh. Khi đến nhà cậu bé và cả gia đình đang ngồi bên bếp lửa, nhưng khi giáo sư đến, cậu bé với ông ngồi quây bên bếp lửa, cả hai không nói một câu gì, chỉ có đống lửa là vẫn cháy ngày càng to. Sau một hồi, vị giáo sư liền cầm kép gặp một cục than đang cháy rực ra khỏi bếp lửa, nó đang sáng và dần dần tắt hẳn. Cậu bé kia cũng rất chăm chú vào hành động của ông. Khi giáo sư chuẩn bị phải sang nhà khác, ông đã cầm kẹp lấy hòn than đó đặt lại vào giữa bếp lửa đang cháy. Cục than ấy bỗng sáng rực lên. Trước khi giáo sư về cậu bé đã nắm lấy tay và cảm ơn ông vì bài thuyết giảng rất có ích hôm nay. Có thể thấy, chỉ một hành động của giáo sư, mà đã thay đổi suy nghĩ trong tiềm thức của đứa trẻ đó.

Hành động đó cho thấy tính cách và con người bên trong của vị giáo sư, ông là một người có tính tình cương trực, tốt bụng, sống có tình có nghĩa và đặc biệt là biết quan tâm tới mọi người có hiểu biết sâu rộng. Khi thấy cậu bé như vậy, ông hiểu tâm lí cậu bé mà không cần làm gì cả, vị giáo sư đã cho cậu bé thấy sự đoàn kết và cố gắng hòa mình vào mọi người, nỗ lực hết mình thì bản thân mới thấy sống vui, sống có ích, và làm được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Giáo sư gắp cục than ra và nó dần vụt tắt, cậu bé đã hiểu được tầm quan trọng của việc cùng nhau.

Từ vị giáo sư cho ta rất nhiều bài học trong cuộc sống, ai cũng có nền tảng từ gia đình, từ các mối quan hệ trong cuộc sống, điều quan trong nhất là ta biết giữ mối quan hệ đó, biết cố gắng hòa mình vào tập thể vào cái chung, biết làm sao để hài hòa và hợp lí hóa mọi thứ, Đôi khi không phải riêng biệt ta mới thành công mà con người phải biết cùng nhau cố gắng thì ắt sẽ có được thành công trọn vẹn. Đừng như nhân vật câu bé trong truyện sẽ rất dễ suy sụp và thất bại. Cuộc sống luôn trải dài và còn điều mới mẻ đang chờ đón hãy yêu cuộc sống và cố gắng tìm sự thành công và cái đích là sự hạnh phúc.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *