Tổng hợp các đề Đọc hiểu Tiếng trống đêm xuân trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu

Ngữ liệu đọc hiểu bài Tiếng trống đêm xuân

Hội làng nô nức gái trai

Mong đêm quên sáng cho ngày dài xuân.

Đường thôn, hoa bưởi trắng ngần

Hoa xoan tím nhạt vân vân rụng đều.

Làng quê dìu dịu sương chiều

Tưởng đâu khói pháo hạ nêu hôm nào.

Cỏ non sườn núi phơi màu

Lúa đồng con gái rì rào lá tơ.

Hội xuân gió loạn đuôi cờ

Làng xa, đêm vắng, nhặt thưa trống chèo.

Hội làng đèn đuốc như sao,

Đêm chèo, tiếng trống giáo đầu nổi lên

(Trích Tiếng trống đêm xuân, Nguyễn Bính, https://www.thivien.net)

Đọc hiểu Tiếng trống đêm xuân (Trắc nghiệm)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2: Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ gì?

A. Nghệ thuật

B. Sinh hoạt

C. Chính luận

D. Khoa học

Câu 3: Sinh hoạt văn hóa truyền thống nào được thể hiện trong văn bản?

A. Tết cổ truyền

B. Tết thanh minh

C. Hội làng

D. Hội đấu vật

Câu 4: Hội làng được tổ chức vào mùa nào trong năm?

A. Mùa hè

B. Mùa thu

C. Mùa đông

D. Mùa xuân

Trả lời câu hỏi

Câu 1: B. Biểu cảm => Thể hiện cảm xúc của tác giả

Câu 2: A. Nghệ thuật => Dựa vào nội dung văn bản

Câu 3: C. Hội làng => Hội làng nô nức gái trai

Câu 4: D. Mùa xuân => Mong đêm quên sáng cho ngày dài xuân.

Đọc hiểu Tiếng trống đêm xuân (Tự luận)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân được gợi ra trong văn bản.

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Hội làng đèn đuốc như sao

Câu 4. Nhận xét về cảnh xuân được gợi ra trong văn bản.

Câu 5. Đoạn trích gợi ra sinh hoạt văn hóa truyền thống nào ở làng quê Việt Nam? Ngày nay chúng ta có cần tổ chức hoạt động đó nữa không? Vì sao?

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

– Văn bản trên được viết theo thể thơ: Lục bát

Câu 2.

– Một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân được gợi ra trong văn bản: hoa bưởi trắng ngần, hoa xoan tím nhạt, dìu dịu sương chiều, cỏ non, lúa rì rào lá tơ,…

Câu 3.

– Biện pháp tu từ: So sánh (đèn đuốc như sao)

– Tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Giúp cho câu thơ trở nên sinh động

+ Thể hiện được sự háo hức, mong chờ của tác giả trước khung cảnh đang được bày ra trước mắt

Câu 4.

– Cảnh xuân được gợi ra trong văn bản cho chúng ta thấy được một mùa xuân mang đến không khí thật sôi động, sắc màu, tựa như một luồng sức sống mới thổi vào vạn vật khiến cho vạn vật được hồi sinh sau một giấc ngủ dài. Mùa xuân yêu kiều, tươi mới là thế nhưng cũng thật mộc mạc và quen thuộc với những hoạt động truyền thống của người dân Bắc Bộ

Câu 5.

– Những sinh hoạt văn hóa truyền thống ở làng quê Việt Nam: Đoạn trích gợi ra khung cảnh hội làng

– Ngày nay chúng ta vẫn luôn cần giữ vững những hoạt động văn hóa truyền thống đó. Không chỉ bởi vì đó là những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, đó còn là một cách để giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *