Đọc hiểu Nẻo xa mới tỏ mặt người (2 đề)

Tổng hợp các đề Đọc hiểu Nẻo xa mới tỏ mặt người trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu.


Ngữ liệu Đọc hiểu Nẻo xa mới tỏ mặt người

Nẻo xa mới tỏ mặt người,

Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Hài văn lần bước dặm xanh (1),

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao (2). 

Chàng Vương quen mặt ra chào, 

Hai kiều e lệ nép vào cành hoa. 

Nguyên người quanh quất đâu xa, 

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh (3). 

Nền phủ hậu bậc tài danh (4)

  Văn chương nết đất thông minh tính trời (5). 

 Phong tư tài mạo tót vời (6), 

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa (7).

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đọc hiểu Nẻo xa mới tỏ mặt người (2 đề)

Đọc hiểu Nẻo xa mới tỏ mặt người (Trắc nghiệm) - Đề 1

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ gì?

  1. Tự do
  2. Năm chữ
  3. Sáu chữ
  4. Lục bát

Câu 2: Đoạn trích là lời của ai?

  1. Người kể chuyện
  2. Thúy Vân
  3. Kim Trọng
  4. Thúy Kiều

Câu 3: Thông tin nào dưới đây về nhân vật Kim Trọng không đúng?

  1. Cưỡi ngựa trắng, mặc áo xanh da trời, mang hài văn
  2. Là người thông minh, hào hoa, phong nhã
  3. Là người bạn học của Vương Quan, gia đình có truyền thống văn chương và dòng dõi làm quan
  4. Là người bạn cùng tuổi với Vương Quan, từng thầm yêu trộm nhớ Thuý Kiều qua lời kể của Vương Quan

Câu 4: Kể tên các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích?

  1. Kim Trọng, Vương Quan
  2. Thúy Kiều, Thúy Vân
  3. Kim Trọng, Vương Quan, Thúy Vân, Thúy Kiều
  4. Kim Trọng, Thúy Kiều

Trả lời câu hỏi

Câu 1: D => Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là lục bát (câu 6 chữ và câu 8 chữ).

Câu 2: A => Đoạn trích là lời kể của người kể chuyện

Câu 3: D => Là người bạn cùng tuổi với Vương Quan, từng thầm yêu trộm nhớ Thuý Kiều qua lời kể của Vương Quan

Câu 4: C => Các nhận vật xuất hiện trong đoạn trích: Kim Trọng, Vương Quan, Thúy Vân, Thúy Kiều


Đọc hiểu Nẻo xa mới tỏ mặt người (Tự luận) - Đề 2

Câu 1: Chỉ ra những câu thơ thể hiện tên tuổi, gia thế, tài năng của nhân vật Kim Trọng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu nội dung của hai câu thơ:

 Hài văn lần bước dặm xanh,

              Một vùng như thể cây quỳnh cành dao

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của biện pháp đối trong dòng thơ: “Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”

Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

- Những câu thơ thể hiện tên tuổi, gia thế, tài năng của nhân vật Kim Trọng:

+ Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

+ Nền phú hậu bậc tài danh

+ Văn chương nết đất thông minh tính trời

Câu 2:

- Nội dung của hai câu thơ:

+ Miêu tả bước đi khoan thai, nho nhã, thanh tao của Kim Trọng.

+ Sự xuất hiện của Kim Trọng khiến cảnh vật xung quanh bừng lên vẻ đẹp hài hòa, trong sáng.

Câu 3:

- Biện pháp đối được sử dụng trong dòng thơ: Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự chuẩn mực, toàn diện trong tính cách, lối ứng xử của nhân vật Kim Trọng; thể hiện thái độ yêu mến, ngợi ca của tác giả; giúp câu thơ hài hòa, cân đối, tạo tính nhạc.

Câu 4: 

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích:

+ Ngôn ngữ trang trọng: hệ thống từ Hán Việt, các hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: so sánh, đối, ...

+ Từ ngữ được chọn lọc, góp phần thể hiện rõ nét đặc điểm nhân vật.

Lý Hiếu Phương
3/4/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question