Sự bao dung, sự tha thứ là điều mà những người phạm lỗi lầm luôn mong muốn nhận được. Tổng hợp dẫn chứng về lòng vị tha dưới đây sẽ giúp độc giả cập nhật thêm những cái nhìn đa chiều của lòng vị tha.

Lòng vị tha là gì?

Khái niệm

– Lòng vị tha là sự nhân ái, sự bao dung, sự tha thứ cho người khác về những lỗi lầm mà người đó mắc phải. Lòng vị tha đó thể nói là một đức tính tốt, là sự tha thứ, rộng lượng, đặt tính nhân văn lên trên những thứ bên ngoài. Lòng vị tha xứng đáng với những con người đẫ nhận thức được hành động vi phạm của mình, hoặc không phải cố ý vi phạm. Lòng vị tha cũng là một là một hành động thể hiện sự bao dung của chủ thể đối với người cần được tha thứ, cũng như là cửa sổ mở ra cho con người ta khỏi sự ân hận.

Biểu hiện

Trong công việc:

+ Người có lòng vị tha sẽ luôn đặt lợi ích của xã hội, lợi ích chung lên hàng đầu, lợi ích cá nhân luôn để sau

+ Nhìn nhận mọi sự việc một cách đa chiều, luôn xem xét lại bản thân trước khi trách móc người khác

+ Luôn chăm chỉ nỗ lực, đánh giá bản thân ở vị trí thấp nhất để làm mục tiêu phấn đấu

+ Không né tránh và đùn đẩy công việc cho bất cứ ai

– Trong cuộc sống

+ Người có lòng vị tha luôn đặt mình vào vị trí của người khác trước khi bắt đầu những hành động của cá nhân

+ Luôn chú ý về từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói  của bản thân có khiến người khác tổn thương hay không

+ Trước những hành động cần đến lòng vị tha và xứng đáng được vị thì họ vẫn sẽ bao dung và thông cảm

+ Sống thân thiện, hòa nhã, dễ đồng cảm với những người xung quanh

Vai trò và ý nghĩa

– Đối với bản thân

+ Cho đi cũng là nhận lại, lòng vị tha cũng vậy bạn tha thứ cho người khác, chắc rằng rằng sẽ có người khác nữa tha thứ cho bạn. Bởi cuộc sống là muôn vàn thử thách không ai dám đoán trước được tương lai sẽ không phạm lỗi lầm, sẽ không cần đến lòng vị tha

+ Người có lòng vị tha sẽ được mọi người dành cho nhiều tình cảm và sự yêu thương. Những người sở hữu các giá trị văn mình đó sẽ được mọi người đón nhận và  trân quý đặc biệt cuộc sống của họ sẽ nhận được vô vàn sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

– Đối với xã hội

+ Trong nhiều trường hợp lòng vị tha có thể đóng vai trò như cánh cửa mở ra một cuộc sống mới. Nếu chúng ta đặt niềm tin và trao lòng vị tha cho người xứng đáng và cần nhận, chắc chắn rằng tương lai chính bản thân chúng ta là người đáng tự hào về điều đó.

+ Cuộc sống thì luôn tồn tại những mảnh ghép cần ta bồi đắp lại. Không ai là hiện thân của sự hoàn mỹ cả, bởi vậy bản thân hãy luôn bao dung và rộng lượng để ngày một cân bằng được những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

10 dẫn chứng cho lòng vị tha

1. “Giơ cao đánh khẽ” là câu tục ngũ muốn nhắn nhủ đến lòng bao dung, lòng vị tha của con người. Chắc hẳn những sai lầm trong cuộc sống này mỗi cá nhân đều phải trải qua, nhưng khi con người đó ý thức được vấn đề thì lòng vị tha đó sẽ luôn đến cạnh bên. Nếu có ở cương vị một người cần hành xử, cho dù là tình huống nào đi chăng nữa mỗi chúng ta cần nghĩ đến tương lai đặt bản thân mình vào vị trí đó và hành xử một cách hợp lẽ và nhẹ nhàng nhất để cuộc sống luôn nhận được những niềm nở và sự quý mến đến từ mọi người.

2. Một lỗi lầm, hai lỗi lầm, hay nhiều lỗi lầm đi chăng nữa, tất cả những lỗi lầm đó đều xuất phát từ sự chủ quan cá nhân. Nhưng bài học đúc kết lại cho những sai lầm đó là sự hoàn lương của người trong cuộc và lòng vị tha của người chủ thể. Cũng như câu tục ngữ “Chín bỏ làm mười” vậy, khuyên con người nên mở rộng tấm lòng vị tha vì trong cuộc sống sự cho đi chính là điều nhận lại.

3. Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận là Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ, trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến nước Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu câu nói về lòng vị tha nổi tiếng: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, vì thế hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình nhằm hàn gắn đất nước”.

4. Catherine II đã khẳng “Anh càng biết nhiều, anh càng tha thứ nhiều”, đó cũng chính là thứ chân lí mà những con người đang mắc lỗi cần được chủ thể tha thứ hiểu. Những người cần sự tha thứ đó chắc chắn cách nhìn nhận bản thân và những vi phạm của mình đã nhận thức được. Vì vậy đứng ở vai trò là người cần mở lòng vị tha, cá nhân mỗi chúng ta cần khoan dung độ lượng nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực vì sự là thứ là cửa sổ mở ra một hành trình.

5. Lòng vị tha cũng có những lưu ý sao cho sử dụng một cách đúng đắn nhất. “Lòng khoan dung trở thành tội lỗi khi dành cho cái ác” đó là nhận định Thomas Mann. Đúng vậy lòng vị tha chỉ dành cho những người xứng đáng nhận nó. Người xứng đáng phải là người đã ý thức được hành động của mình, đồng thời lòng vị tha đặt nhầm chỗ sẽ khiến con người ta trở nên bị động và ngày càng phạm nhiều lỗi lầm khác nữa.

6. Người xưa có câu “Một điều nhịn chín điều lành”, tục ngữ đó là bài học vô vô cùng bổ ích về lòng vị tha. Đứng ở vị trí một người cần tha thứ ta sẽ thấy ý nghĩa của lòng vị tha quan trọng đến nhường nào. Vì vậy nhịn là đức tính nhẫn nại, nhún nhường để nhận lại những điều bổ ích nhất.

7. Người tha thứ nhiều nhất sẽ được tha thứ nhiều nhất – William Blake đã phần nào chứng minh cho câu nói cho đi là nhận lại. Sự cởi mở, sự bao dung là điều những người đang mắc lỗi kia vô cùng cảm kích khi nhận được. Bởi cuộc đời là vô vàn sóng gió không ai biếc trước những trở ngại của sau này, vì thế khi còn có thể cho đi mỗi cá nhân ta nên mở lòng vì những điều cao thượng đó.

8. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn. Khi một người biết tự tha thứ cho mình thì đồng thời cũng phải biết tha thứ cho kẻ khác – Trịnh Công Sơn như truyền thanh âm cuộc sống một cách êm dịu đến tai người nghe. Cũng như việc góp gió thành bão vậy những điều nhỏ nhặt sẽ có ngày phải vươn xa, bản thân chúng ta không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao vì vậy hãy thực hiện những gì có thể trước khi nó quá muộn. Cũng như việc tha thứ vậy, hãy mở rộng trái tim nhân ái để được nhiều trái tim nhớ đến mình.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *