Hãy cùng tìm hiểu và Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì bảy ngắn gọn để thấy được sự tài hoa của bút pháp của Huỳnh Như Phương trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” nhé.

Dàn ý Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì bảy ngắn gọn

1. Mở bài:

Giới thiệu về tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương và hình ảnh người phụ nữ.

2. Thân bài:

–  Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong văn bản để thấy được:

+ Tính cách và phẩm chất người phụ nữ: Suy nghĩ cũng như nhận xét về hình tượng người phụ nữ được tác giả xây dựng trong tác giả. Sự thương mến, cảm phục, đồng cảm và trân trọng.

+ Sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy.

3. Kết bài: 
Nêu lên suy nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà.

 

Bài mẫu Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì bảy ngắn gọn

Hình ảnh về người phụ nữ hậu phương, tần tảo và luôn một lòng chờ đợi người chồng trên chiến trường luôn mang những ám ảnh trong lòng người đọc. Và cũng chính điều đó khiến cho dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà dưới ngòi bút khắc họa đầy tài tình của Huỳnh Như Phương đã mang đến những cảm xúc, những sự đồng cảm và lắng đọng khó phai trong lòng người đọc.

Nhân vật dì Bảy có lẽ đã chạm đến trái tim người đọc cũng như vương lại nhiều cảm xúc nhất nhất bởi những câu chuyện xoay quanh nhân vật này. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lúc ấy phải đi tập kết và ra chiến trận để chiến đấu. Từ ngày cưới nhau về, hai vợ chồng dì bên nhau cũng chẳng được bao lâu. Họ gặp nhau, tâm sự với nhau qua những trang thư. Mãi cho tới 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng mà dì Bảy đã trải qua hết thời thanh xuân. Thế nhưng, trớ trêu thay trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dượng Bảy đã mãi mãi ra đi nơi chiến trường, dì Bảy đã trở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, những cảm xúc dồn nén biết bao năm tháng ấy thì cuối cùng dì vẫn phải chịu những đau đớn rồi tấm thân ấy đợi chờ bao lâu cũng không đợi được một hạnh phúc trọn vẹn.

Cái kết cho một thời kì dài chờ đơi, dì Bảy mất đi người chồng ngoài chiến trận, dì vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông như còn đợi điều gì. Sự hy sinh hạnh phúc cá nhân của dì vì nghĩa lớn, vì đất nước, vì nhân dân, vì tổ quốc. Và tôi cũng cảm nhận được hoàn cảnh đau thương ấy không chỉ mỗi dì Bảy mà còn rất nhiều người phụ nữ khác cũng phải chịu đựng để đổi lấy được ngày hôm nay. Sự đánh đổi và hy sinh thầm lặng để đổi lấy sự vẻ vang và yên bình của đất nước. Mỗi chúng ta chắc hẳn khi nghe những câu chuyện như vậy cũng không khỏi trân trọng, biết ơn và cảm phục vì những tấm lòng cao cả chấp nhận hy sinh vì nghĩa lớn.

Dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà là hình ảnh của sự hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang đến những giá trị lớn lao cho cộng đồng. Và sự hy sinh cao cả của người phụ nữ ấy đã được ngòi bút tài tình của Huỳnh Như Phương diễn tả đầy xúc cảm và khiến mỗi người đọc không khỏi rưng rưng và biết ơn.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *