Cùng Hocmai360 tìm hiểu về từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ Buồn và cách đặt câu đồng nghĩa, trái nghĩa, từ ghép của từ Buồn nhé!

Nghĩa của từ “Buồn”: tâm trạng không thích thú của người đang gặp việc đau thương hoặc đang có điều không được như ý.

Từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ Buồn

– Đồng nghĩa: buồn bã, buồn rầu, u sầu

– Trái nghĩa: mừng rỡ, phấn khởi, vui sướng

Từ ghép với từ Buồn

– Buồn bã: Có tâm trạng hoặc có tính chất buồn {nói khái quát). Vẻ mặt buôn ba, cảnh trời chiều buôn bã.

– Buồn bực: Buồn và khó chịu, bứt rứt trong lòng. Buốn bực vì đau ốm luôn, không nói ra được càng thấy buồn bực.

– Buồn cười: Khó mà nhịn được cười, làm cho không nhịn được cười.

– Buồn hiu: Buồn với vẻ cô đơn, lặng lẽ.

– Buồn ngủ: Ở trạng thái sinh lí cảm thấy muốn ngủ.

– Buồn nôn: Ở trạng thái sình lí cảm thấy muốn nôn.

– Buồn phiền: Buồn và lo nghĩ không yên lòng.

– Buồn rầu: Có vẻ bên ngoài để lộ rõ tâm trạng buổn bã.

– Buồn tười rượi: buồn rượi (láy).

– Buồn rượi: Lộ vẻ buồn ủ rũ.

– Buồn teo: Buồn vì cảm thấy vắng lặng.

– Buồn tênh: Buồn như cảm thấy thiếu vắng một cái gì không rô rệt.

– Buồn thảm: Buồn đau, thảm đạm.

– Buồn thiu: Buồn với vẻ thất vọng, mất hứng thủ.

– Buồn tinh: Buồn vì ở trong tình trạng không có việc gì làm, không biết làm gì.

– Buồn tủi: Buồn và cảm thấy tủi hổ, thương xót cho bản thân mình.

– Buổn xo: Buồn thiu.

Đặt câu với từ đồng nghĩa

– Tôi buồn bã cả ngày nay vì tôi có được 8 điểm toán.

– Chú chó bị chủ bỏ rơi lúc nào cũng buồn rầu.

– Chú tôi đang buồn rầu về công việc.

– Bạn ấy trông thật u sầu.

Đặt câu với từ trái nghĩa

– Chú chó vẫy đuôi mừng rỡ mỗi khi em đi học về.

– Linh rất phấn khởi vì ngày mai là sinh nhật bạn ấy.

– Trúc vui sướng vì được giải Nhất cuộc thi khoa học.

– Tôi vui sướng vì đã có thể mua được thứ mình thích.

– Gia đình em luôn phấn khởi chào đón tết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *