So sánh Thị Nở và Người đàn bà hàng chài

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với phẩm chất cao quý đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Dưới đây là bài văn So sánh Thị Nở và Người đàn bà hàng chài


Dàn ý bài văn So sánh Thị Nở và Người đàn bà hàng chài


Mẫu số 1

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hai nhân vật Thị Nở và Người đàn bà hàng chài

b. Thân bài:

* Khái quát chung về tác phẩm Chí Phèo và nhân vật Thị Nở

- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám.

- Tác phẩm Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo lương thiện đã bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không có lối thoát. 

- Thị Nở là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.

- Thị Nở là người đàn bà xấu xí, dở hơi, lại thuộc dòng họ nhà có hủi. Trong con mắt của người dân làng Vũ Đại, thị là người đáng bỏ đi. 

- Thị cũng như Chí Phèo, không được ai yêu thương.

* Khái quát chung về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Nguyễn Minh Châu là một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam sau năm 1975. 

- Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được kể lại từ điểm nhìn của người nghệ sĩ mang tên Phùng – một nghệ sĩ trên hành trình khai phá nghệ thuật đồng thời tác phẩm cũng góp phần thể hiện những khám phá mới mẻ của nhà văn về hiện thực và về con người. 

- Một thành công nổi bật của tác phẩm là những phát hiện về vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài.

- Người đàn bà hàng chài có vẻ bề ngoài không mấy ưa nhìn. Khi ngoại hình xấu xí, thô kệch, nhưng lại là một người mẹ hi sinh, nhân hậu và bao dung. Trái tim không khi nào vơi tình yêu dành cho con cái của mình. Chỉ cần nhìn thấy chúng ăn no bà đã thấy hạnh phúc. Phía sau vẻ thất học, quê mùa thì ấy lại là một người hiểu biết sâu sắc lẽ đời.

*So sánh Thị Nở và Người đàn bà hàng chài

- Giống nhau: Đều là những con người có vẻ ngoài xấu xí, có một số phận bất hạnh nhưng lại luôn luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

-Khác nhau:

+ Thị Nở được miêu tả chủ yếu qua những hành động, suy nghĩ của một người phụ nữ chứa đựng tình yêu thương đối với đồng loại của mình trước sự khó khăn cô độc. Còn người đàn bà hàng chài lại được miêu tả chủ yếu qua hành động suy nghĩ của một người mẹ từng trải và hết lòng yêu thương con. 

+ Nếu Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị, của những hủ tục trong xã hội thực dân nửa phong kiến, bị mọi người xa lánh, khinh rẻ, bị cô độc ngay giữa đồng loại của mình thì người đàn bà hàng chài cuộc đời đau khổ lại đến từ bạo lực gia đình, đến từ đói nghèo, lạc hậu.

+ Nếu Thị Nở trước sức ép của giai cấp thống trị của định kiến xã hội đã đầu hàng, bỏ mặc cái hạnh phúc, cái tình người nhỏ bé trong mình thì người đàn bà hàng chài lại khác, chị đang chống lại tất cả để bảo toàn hạnh phúc gia đình mình trước sóng gió của cuộc đời

+ Nếu Thị Nở chỉ có tình yêu thương thì người đàn bà hàng chài còn có sự từng chải, thấu hiểu lẽ đời qua câu chuyện ở tòa án.

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị hai tác phẩm

So sánh Thị Nở và Người đàn bà hàng chài

Mẫu số 2

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận 

2. Thân bài 

- Hình ảnh thị nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao 

- Hình ảnh người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu 

- So sánh thị nở và người đàn bà hàng chài 

+ Ngoại hình: cả hai đều có một ngoại hình được cho là xấu xí….

+ Tâm hồn: 

Thị nở: biết yêu, khát khao yêu và mong muốn được sống trong một ngôi nhà hạnh phúc như bao người. Dành tình yêu cho Chí Phèo và giúp hắn cũng muốn trở thành một người lương thiện.

Người đàn bà hàng chài: vì gia đình, hết lòng yêu chồng thương con. Dù cho bị chồng đánh mắng suốt ngày vì những trận đòn roi nhưng vì con mà không chịu bỏ chồng, vì mong muốn con mình có được một gia đình hoàn thiện.

+ Cách đối mặt với vấn đề:

Thị nở: chọn cách từ bỏ, từ chối bên cạnh Chí Phèo vì lời miệt thị của bà cô.

Người đàn bà hàng chài: chấp nhận ở cạnh chồng, không li hôn vì lo nghĩ đến gia đình và những người con.

- Qua hai tác phẩm nói lên phẩm chất của những người phụ nữ: có tình yêu, niềm tin vào số phận. Chịu đựng những tác động từ cuộc sống những vẫn mang một tâm hồn cao đẹp, sống và hy sinh vì tình yêu.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề


Bài văn So sánh Thị Nở và Người đàn bà hàng chài


Mẫu số 1

Đọc "Chí Phèo" của Kim Lân và "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu - hai truyện ngắn thật dung dị nhưng đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc về hình ảnh hai người đàn bà: người con gái có ngoại hình xấu xí và người đàn bà hàng chài. Họ là những người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ nhưng trong học đều ẩn chứa "những vẻ đẹp khuất lấp" tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo lương thiện đã bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không cólối thoát. Thị Nở là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.

Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao cũng có số phận bất hạnh không kém. Thị Nở là người đàn bà xấu xí, dở hơi, lại thuộc dòng họ nhà có hủi. Trong con mắt của người dân làng Vũ Đại, thị là người đáng bỏ đi. Thị Nở nghèo, cái nghèo đeo bám Thị. Cả làng Vũ Đại ai cũng biết đến Thị bởi ngoại hình thô kệch và gia cảnh nghèo. Thị đã phải đi gánh nước thuê để kiếm sống qua từng ngày. Thị cũng như Chí Phèo, không được ai yêu thương. Và phải chăng ẩn sâu bên vỏ ngoài thô kệch kia là một trái tim ấm nóng, đang từng ngày khao khát yêu và được yêu. Và có lẽ, bất hạnh nhất đời người là bị cả xã hội chối bỏ, chê cười

Đến với nhà văn Nguyễn Minh Châu, ông là một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam sau năm 1975. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được kể lại từ điểm nhìn của người nghệ sĩ mang tên Phùng – một nghệ sĩ trên hành trình khai phá nghệ thuật đồng thời tác phẩm cũng góp phần thể hiện những khám phá mới mẻ của nhà văn về hiện thực và về con người. Một thành công nổi bật của tác phẩm là những phát hiện về vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài.

Với người đàn bà hàng chài cuộc sống mưu sinh đã nhấn chìm bà thành một con người xấu xí, nghèo đói. Người đàn bà là nhân vật chính trong câu chuyện, giữ vai trò quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Qua nhân vật, nhà thơ khắc hoạ vẻ đẹp đối lập của người đàn bà giữa vẻ đẹp bên ngoài và tâm hồn đẹp bên trong, giữa ngoại hình và phẩm chất của bà. Người đàn bà hàng chài có vẻ bề ngoài không mấy ưa nhìn. Khi ngoại hình xấu xí, thô kệch, nhưng lại là một người mẹ hi sinh, nhân hậu và bao dung. Trái tim không khi nào vơi tình yêu dành cho con cái của mình. Chỉ cần nhìn thấy chúng ăn no bà đã thấy hạnh phúc. Phía sau vẻ thất học, quê mùa thì ấy lại là một người hiểu biết sâu sắc lẽ đời. Chính bà đã khiến đẩu và Phùng nhận thức lại được hoàn cảnh và cảm thông sâu sắc trân trọng hơn đối với người phụ nữ ấy. Hóa ra đằng sau đó lại là một con người khác hẳn, đẹp đẽ quá, đáng quý đáng trân trọng.

Cả hai nhà văn đều chọn nhân vật của mình đó là những con người có vẻ ngoài xấu xí, có một số phận bất hạnh nhưng lại luôn luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhieen, Thị Nở được miêu tả chủ yếu qua những hành động, suy nghĩ của một người phụ nữ chứa đựng tình yêu thương đối với đồng loại của mình trước sự khó khăn cô độc. Còn người đàn bà hàng chài lại được miêu tả chủ yếu qua hành động suy nghĩ của một người mẹ từng trải và hết lòng yêu thương con. Nếu Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị, của những hủ tục trong xã hội thực dân nửa phong kiến, bị mọi người xa lánh, khinh rẻ, bị cô độc ngay giữa đồng loại của mình thì người đàn bà hàng chài cuộc đời đau khổ lại đến từ bạo lực gia đình, đến từ đói nghèo, lạc hậu. Nếu Thị Nở trước sức ép của giai cấp thống trị của định kiến xã hội đã đầu hàng, bỏ mặc cái hạnh phúc, cái tình người nhỏ bé trong mình thì người đàn bà hàng chài lại khác, chị đang chống lại tất cả để bảo toàn hạnh phúc gia đình mình trước sóng gió của cuộc đời. Nếu Thị Nở chỉ có tình yêu thương thì người đàn bà hàng chài còn có sự từng chải, thấu hiểu lẽ đời qua câu chuyện ở tòa án.

Tuy nhiên, hai tác phẩm có những nét riêng biệt không thể hoà lẫn nhau. Nam Cao là bậc thầy của phong cách hiện thực phê phán thì Nguyễn Minh Châu lại là nhà văn của những triết lý, suy tưởng về cuộc sống con người. Trong Chí Phèo của Nam Cao cuộc sống người dân vô cùng khổ cực bởi chưa có ánh sáng của Đảng còn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” đã có sự lãnh đạo của Đảng nhưng tuy nhiên lúc này Đảng, cách mạng còn non trẻ nên chưa hiểu hết cuộc sống của người dân. 

Như vậy, hai nhà văn đã vô cùng thành công khi xây dựng hình tượng các nhân vật và đặt trái tim nơi ngòi bút để thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho những số phận bất hạnh trong xã hội. Họ xứng đáng là nhà văn chân chính với những tác phẩm chân chính như Sê khốp đã từng nói rằng “Một nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”.


Mẫu số 2

Hình tượng người phụ nữ luôn chiếm được sự ưu tiên trong các tác phẩm văn học, điển hình là thị nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đã gây sức vang lớn tới đọc giả. Hai người đàn bà ấy đều mang cho mình những vẻ đẹp ẩn dấu sau vẻ ngoài bình thường. Và chính điều đó cũng đã tạo nên những nét độc đáo trong tác phẩm.

Trong tác phẩm Chí Phèo, thị nở được hiện lên là một người đàn bà xảy ra chuyện ngoài ý muốn mà thay đổi cả cuộc đời của Chí Phèo. Thị là một kẻ “xấu ma chê quỷ hờn” tính lại “gàn dở”, ấy vậy mà thị lại có cái duyên. Thị nấu cho Chí bát cháo hành, khiến Chí sau bao lâu chìm trong say xỉn cuối cùng cũng tỉnh táo và cảm nhận được muôn mặt đẹp đẽ mà cuộc sống mang lại. Thị giúp hắn hiểu thế nào là yêu, là được yêu và được sống như một thằng đàn ông đích thực. Thị giúp hắn sống biết ước mơ và cuộc đời ý nghĩa hơn. Ấy vậy mà vì nghe bà cô của mình, thị đã cự tuyệt Chí, khiến hắn rơi vào đau khổ mà trở lại với cái say, cầm dao đòi giết Bá Kiến và cuối cùng hắn chết. Hình ảnh thị sờ vào bụng nhìn vào lò gạch cũ, nơi Chí Phèo sinh ra đã mở ra bao suy nghĩ, liên tưởng về một Chí Phèo con sẽ được sinh ra, lặp lại cái số phận của những người thấp cổ bé họng. Tuy rằng thị xuất hiện không nhiều, nhưng lại thay đổi cuộc đời và suy nghĩ trong Chí Phèo. 

Đến với người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, xuất hiện là một người đàn bà đầy cam chịu. Người đàn bà mặt rỗ, thô kệch vì những ngày dài trên biển. Xuất hiện xuyên suốt tác phẩm là người đàn bà xấu xí, khuôn mặt rỗ và toát lên sự mệt mỏi trên lớp người thô kệch. Mụ ta luôn phải chịu sự nhục mạ, đánh đập từ người chồng say sỉn, “3 ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”. Nhưng sự chịu đựng ấy lại xuất phát từ tình yêu thương con, không muốn con phải khổ, không có bố. Trước sự khuyên răn bỏ chồng, chị ta lại mềm yếu, xin được bên người chồng ấy. Sự chịu đựng tuy khó hiểu trước mắt của người khác nhưng chỉ có chị mới hiểu rằng, chỉ khi ở bên người chồng, mụ mới có thể nuôi con, cho con một gia đình. Một người phụ nữ của sự tần tảo, vị tha, thấu hiểu, khao khát hạnh phúc sau những khổ đau.

Đặt hai nhân vật cạnh nhau, ta thấy được thân phận họ có những nét tương đồng đến đáng thương. Hai người, hai dáng vẻ của những người khắc khổ, hằn lên cả ngoại hình xấu xí. Tuy ngoại hình không đẹp nhưng tâm hồn họ lại bừng lên một vẻ đẹp khó tả. Ai cũng sống có tình yêu, tình thương đối với người mình trân trọng. Nếu thị yêu Chí, dùng tình thương để khiến hắn được yêu và muốn hoàn lương. Thì người đàn bà hàng chài lại chọn cách bên người chồng suốt ngày đánh đập cô để bảo vệ gia đình cho con của mình. Ai cũng có nỗi lòng riêng, nỗi khổ riêng trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng họ khác nhau về cách xử lý và giải quyết vấn đè. Nếu thị nở là một người dám từ bỏ, đứng lên chống trả những lời nói thị phi mà bỏ lỡ tình yêu của đời mình. Thì đến với người đàn bà hàng chài thì mụ lại chấp nhận, yên phận bên người chồng vũ phu để bảo vệ gia đình mà biết bao năm mụ đã gây dựng. Cả hai đều đáng được tôn trọng, đáng được yêu thương nhưng số phận họ đều thật đắng cay. 

Thị nở trong Chí Phèo và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa đều toát lên những đức tính cao đẹp ẩn sau chân dung của người phụ nữ Việt. Tuy họ có ngoại hình không ưa nhìn nhưng tâm hồn họ cao đẹp và có khát khao mạnh mẽ trong tình yêu và hạnh phúc. Họ luôn khao khát vào tình yêu, tin vào số phận. Họ sống và biết hy sinh vì tình yêu. Khi vẽ lên những người phụ nưữu ấy, tác giả không chỉ cho ta cái nhìn thấu hiểu về thân phận những người phụ nữ mà hơn hết còn khơi cho ta sự cảm thương sâu sắc tới những thân phận khốn cùng, xã hội đã dày vò người phụ nữ trở nên tàn tạ về thể xác. Nhưng hơn hết ta càng thêm trân trọng về sức mạnh và niềm tin cũng như hy vọng về một tình yêu của họ. 

Đặt hai nhân vật thị nở và người đàn bà hàng chài lại với nhau, ta thấy được vẻ đẹp khuất lấp của những người phụ nữ. Khác nhau về hoàn cảnh, về sự hy sinh và đối mặt với cuộc sống nhưng họ giống nhau về khao khát được chinh phục hạnh phúc cho riêng mình.

Thanh Huyền
8/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question