So sánh hình ảnh người mẹ trong bài thơ Trong lời mẹ hát (của Trương Nam Hương) với người mẹ của em

MẸ - HÌNH TƯỢNG THIÊNG LIÊNG TRÊN DIỄN ĐÀN VĂN HỌC... Trong bài thơ vui về phái yếu, nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết: Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng, bác học … hay là ai đi nữa, vẫn là con của một người phụ nữ, một người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên. Quả đúng như vậy! Cùng theo dõi đoạn văn so sánh hình ảnh người mẹ trong bài thơ Trong lời mẹ hát (của Trương Nam Hương) với người mẹ của em để biết thêm về hình ảnh người mẹ trong văn chương

So sánh hình ảnh người mẹ trong bài thơ Trong lời mẹ hát (của Trương Nam Hương) với người mẹ của em

“Ai rằng công mẹ như non

Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn”

Trên diễn đàn thi ca Việt Nam, có đến cả muôn ngàn áng văn chương tuyệt tác ca tụng hình ảnh người mẹ. “Người mẹ” là người sinh ra ta, là người luôn cưu mang, chở che, bao dung và độ lượng cho ta. “Mẹ”-tiếng gọi hết sức ngọt ngào mà thân thương làm sao! Mẹ có mặt trong cuộc sống của chúng ta để mang đến tất thảy những yêu thương ngọt ngào trong cuộc sống. Không chỉ vậy, mẹ như thiên xứ đến bên ta để hi sinh mà không cần đáp trả, để bảo vệ cho con trên đường đời. Có lẽ, mẹ là món quà tuyệt vời nhất mà ông trời ban cho ta từ khi mới chào đời! Bởi lẽ đó mà “Mẹ” chính là hình tượng thiêng liêng nhất trên diễn đàn văn học, là hình tượng mà thi ca Việt Nam đã không ngớt lời ca ngợi tình cảm này bằng các mỹ từ như, "lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào”. Hay đó là hình ảnh người mẹ trong thi phẩm Trong lời mẹ hát của nhà thơ Trương Nam Hương, tác giả đã mô tả hình ảnh người mẹ một cách vô cùng tình cảm và sâu sắc! Hơn nữa, những câu thơ tài tình ấy còn khắc họa nên một bức chân dung người mẹ tràn đầy yêu thương, ân cần và hi sinh:

So sánh hình ảnh người mẹ trong bài thơ Trong lời mẹ hát (của Trương Nam Hương) với người mẹ của em

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao”

Câu thơ như vẽ nên hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả đến màu tóc bạc trắng, là lưng của mẹ còng để các con lớn lên. Thi sĩ đã gửi gắm sự yêu thương và biết ơn mẹ bằng cách sử dụng những hình ảnh bình dị, thân thương, mộc mạc và đặc biệt là lời ru. Tuy tác giả không trực tiếp nói ra nhưng từng câu, từng hình ảnh lại thể hiện rõ điều đó! Mẹ không chỉ có trong trang sách, trong áng văn thơ mà mẹ ở ngay bên cạnh tôi. Mẹ tôi là người phụ nữ có đôi bàn tay chai sạn, làn da đã có nhiều nếp nhăn và mái tóc đã điểm xuyến vài sợi bạc, nhưng với tôi mẹ tôi là người đẹp nhất! Tôi biết ơn tình yêu thương và sự hy sinh mà mẹ dành cho tôi. Mẹ là người đã hi sinh cả cuộc đời vì tôi, là người tôi trân quý nhất trong cuộc đời. Nhưng trong cuộc sống ngày nay, thật buồn khi có những người con khi lớn lên lại quên đi cách yêu thương mẹ của mình, quên bản thân cần báo hiếu, quên đi bản thân là phận làm con! Có thể nói những công lao của mẹ không thể tính được bằng tiền , vì nó là vô giá , tình yêu thương của mẹ đối với con không tính được bằng vàng vì nó nhiều bao la. Vì vậy, mỗi người nên biết yêu thương mẹ, biết báo đáp công ơn sinh thành hay đơn giản là trở thành một người tốt là mẹ đã vui rồi! Hãy yêu lấy mẹ khi còn có thể giống như ai đó đã từng nói:”Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…”

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question