Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật sử dụng hình ảnh của đoạn trích trong bài thơ Thu

Tìm hiểu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Thu

Tác giả Xuân Diệu

Tiểu sử:

– Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu

– Bút danh: Trảo Nha

– Ngày sinh – Ngày mất: 2/2/1916 – 18/12/1985

– Quê quán: Làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (sinh tại xã Hoà Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định)

Cuộc đời:

– 1927: Sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi, sau đó xuống học ở Quy Nhơn.

– 1936-1937: Học và tốt nghiệp tú tài ở Huế.

– 1937: Ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, tham gia nhóm Tự lực văn đoàn (1938-1940).

– 1938-1940: ông là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn, và cùng Huy Cận ở gác 40 Hàng Than.

– 1940: Làm tham tá thương chánh tại Mỹ Tho.

– 1942: Quay lại Hà Nội làm nghề viết văn.

– 1944: Tham gia Việt Minh và hoạt động văn nghệ cách mạng, di tản lên chiến khu Việt Bắc.

– Sau hòa bình: Sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

Sự nghiệp:

– Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983), Phấn thông vàng (1939).

– Phong cách thơ: Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, với phong cách rạo rực, thiết tha, khao khát yêu thương. Thơ ông ca ngợi tình yêu với sự nồng cháy, say mê và sự ảnh hưởng từ thơ lãng mạn Pháp.

– Thời kỳ cách mạng: Thơ Xuân Diệu chuyển biến phong phú, với giọng trầm hùng, tráng ca, chính luận và tự sự trữ tình.

Bài thơ Thu

Bài đọc: 

Thu

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.
Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ý nhi.
Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa,
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà.
Buồn ở sông xanh nghe đã lại,
Mơ hồ trong một tiếng chim qua.
Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,
Hây hây thục nữ mắt như thuyền.
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.

(Trích: Thu, Xuân Diệu, in trong tập Gửi hương cho gió, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1992)

Nội dung: Bài thơ Thu của Xuân Diệu cho người đọc thấy một mùa thu đẹp, bình yên, một mùa thu nhẹ nhàng thổi qua, khiến lòng người hiu hiu, nhưng cũng có chút cô độc. Mùa thu đó thật đẹp, khiến chúng ta lại càng thêm xao xuyến.

 

Phân tích nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong bài thơ Thu của Xuân Diệu

Gợi ý:

– Hình ảnh thiên nhiên mùa thu:

+ Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên như: sương, nắng, khói, cành biếc, gió, mây, mưa, tiếng chim, hoa cúc vàng.

+ Những hình ảnh đó được miêu tả một cách đặc sắc, gợi lên không khí đặc trưng của mùa thu: đó là một mùa thu thơ mộng, yên tĩnh và buồn man mác: sương thì trong vắt (nõn nà sương ngọc), nắng thì dịu nhẹ (nắng nhỏ bâng khuâng), không gian mờ ảo huyền hoặc (hư vô bóng khói), cành cây lay động nhẹ nhàng (cành biếc run run), gió nhẹ (gióthầm), mây tựa hồ đứng yên (mây lặng), tiếng chim cũng xa xăm vô định (mơ hồ trong một tiếng chim qua), ngày trở nên ngắn ngủi hơn (mới tạnh mưa trưa đã chiều tà), hoa cúc thì nở rộ (sắc mạnh huy hoàng).

–  Hình ảnh con người mùa thu: Mùa thu được miêu tả gắn với hình ảnh người thục nữ. Hòa mình vào thiên nhiên mùa thu, người con gái ấy cũng toát lên vẻ trầm lặng (ngừng thêu bức gấm), mơ mộng xa xăm (mắt như thuyền). Có lẽ cái lạnh của mùa thu khiến nàng đang mơ tưởng về hạnh phúc lứa đôi, về chàng trạng nguyên trong tưởng tượng của mình.

=>  Hình ảnh thiên nhiên và con người đã làm cho bức tranh thu vừa mang phong vị cổ điển, vừa có vẻ đẹp lãng mạn hiện đại.

Bài mẫu:

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh sinh động và ẩn dụ để tạo nên một bức tranh thơ mộng về mùa thu.Ngay từ đầu, hình ảnh “nõn nà sương ngọc quanh thêm đậu” đã gợi lên cảm giác về sự trong sáng, tinh khiết của thiên nhiên vào buổi sáng sớm, khi những giọt sương đọng trên lá đậu như những viên ngọc lấp lánh. Điều này tạo nên một không gian yên bình, thanh thoát. Tiếp theo, tác giả dùng hình ảnh “nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì” để diễn tả sự chuyển mình của thời gian, khi ánh nắng chiều dần phai nhạt, báo hiệu sự kết thúc của một ngày. Hình ảnh “bâng khuâng” gợi cảm giác về sự lãng mạn, suy tư.Trong những câu tiếp theo, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ như “hư vô bỏng khói trên đầu hạnh”, “cành biếc run run chân ý nhi”, “gió thầm, mây lặng, dáng thu xa” để tạo nên một không gian thơ mộng, ẩn chứa những cảm xúc sâu lắng về mùa thu. Đặc biệt, hình ảnh “bên cửa ngừng kim thêu bức gấm, hây hây thục nữ mắt như thuyền” và “gió thu hoa cúc vàng lung giậu, sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên” đã tạo nên những bức tranh sinh động về một cô gái xinh đẹp, thanh lịch trong không gian thu vàng.Thông qua việc sử dụng các hình ảnh mang tính ẩn dụ, liên tưởng, tác giả đã tạo nên một bức tranh thơ mộng, lãng mạn về mùa thu, gợi lên những cảm xúc sâu lắng về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *