Phân tích đoạn thơ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi... Đất Nước có từ ngày đó để thấy rằng: Đất nước được cảm nhận độc đáo, mới mẻ từ phương diện văn hóa dân gian.

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để thấy rằng: Đất nước được cảm nhận độc đáo, mới mẻ từ phương diện văn hóa dân gian. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập1, Nxb Giáo dục, trang 120)

Bài làm

1. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là những điều bình dị, thân thương nhất. Qua đó, tác giả muốn khẳng định về sự độc lập, tự do, lòng tự hào, đầy tình yêu thương Tổ quốc.

- Giới thiệu đoạn trích: 9 câu thơ đầu của đoạn thơ là những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về sự sinh thành, phát triển của đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động qua các phương diện văn hóa dân gian.

2. Thân bài

a) Phân tích 2 câu thơ đầu

=> Đi tìm sự lý giải về sự hình thành của Đất Nước có từ bao giờ? 

- Đó là cái “ngày xửa ngày xưa”: Mang tính trừu tượng, không xác định=> Chứng tỏ đất nước đã có từ rất lâu, từ bao giờ chẳng biết.

b) Phân tích các câu thơ còn lại đoạn trích

=> Khởi đầu và quá trình trưởng thành của Đất Nước

-  Hình ảnh “miếng trầu”:  Quen thuộc, hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc.

- Hình ảnh “Trồng tre đánh giặc”: Biểu tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước.

- Hình ảnh “Bới tóc sau đầu”: Là nét đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam

- Hình ảnh “gừng cay muối mặn”: Ca ngợi vẻ đẹp đậm tình nặng nghĩa trong cuộc sống vợ chồng

- Hình ảnh “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”: Cảm nhận về Đất Nước gắn với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.

=> “Đất Nước có từ ngày đó…” cho thấy các truyền thống, phong tục tập quán này đã có lâu đời, chính nó hình thành nên Đất Nước.

c) Nhận xét việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ

- Sử dụng đa dạng (phong tục, lối sống, tận dụng ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện cổ tích), tuy nhiên không trích dẫn nguyên văn mà bắt lấy tinh tế cái hồn

- Nhà thơ không đặt nặng tính sử thi mà dùng cách nói giản dị, tự nhiên diễn đạt về Đất Nước

- Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm; cấu trúc thơ theo lối tăng cấp

- Viết hoa hai từ Đất Nước (vốn là một danh từ chung) nhấn mạnh tình yêu và sự trân trọng quê hương của mình.

=> Điều này đã tạo nên không khí, giọng điệu bình dị, gần gũi, hiện thực lại vừa giàu trí tưởng tượng, bay bổng.

3. Kết bài

- Chín câu thơ mở đầu cho đoạn trích  “Đất Nước” cho người đọc hiểu được Đất Nước bình dị, gần gũi. 

- Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng sáng tạo khi tác giả chỉ gợi ra bằng vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích, ca dao…

Gia Sư Hocmai360
29/5/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question