Phân tích đánh giá nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Báo hiếu trả nghĩa mẹ (Nguyễn Công Hoan)

Theo lẽ thường, càng khi giàu có, người ta càng muốn hướng về tri ân cha mẹ. Thế nhưng qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Công Hoan, cái mà tư sản đương thời gọi là Báo hiếu sẽ như thế nào? Theo dõi bài viết phân tích đánh giá nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Báo hiếu trả nghĩa mẹ của Nguyễn Công Hoan để tìm câu trả lời nhé.

Phân tích đánh giá nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Báo hiếu trả nghĩa mẹ - Nguyễn Công Hoan

Điều gì tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật? Đó là tư tưởng của nhà văn hay tình cảm nghệ sĩ? Câu hỏi đó đã làm hết thảy mọi người, không chỉ có chúng ta mà còn cả giới nghệ sĩ cũng trăn trở và mong muốn tìm câu trả lời. Dường như Người nghệ sĩ Nguyễn Công Hoan đã tìm thấy câu trả lời cho chính mình bởi từ khi xuất hiện trên văn đàn, ông đã khẳng định được vị thế vững chắc của mình trong mạch nguồn văn học dân tộc. Đặc biệt phải kể đến tác phẩm Báo hiếu trả mẹ cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của nhà văn trong những áng văn bất hủ này!

Trước hết, tác giả Nguyễn Công Hoan sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Ông chuyên sáng tác những tác phẩm văn học hiện thực, phê phán xã hội Việt Nam, chủ yếu là tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại. Hơn hết, cái nhìn của nhà văn luôn hướng về những người nghèo khổ, khốn cùng nhất hay đó là những người giàu có, quyền lực nhất của xã hội. Nguyễn Công Hoan mang phong cách của một nhà văn hiện thực bậc thầy. Đặc biệt ông là cây bút xuất sắc mang tiếng cười để phá ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Một trong những sáng tác nổi tiếng của ông là tác phẩm Báo hiếu trả nghĩa mẹ. Truyện là thành công lớn cho đề tài viết về đạo đức trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Phân tích đánh giá nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Báo hiếu trả nghĩa mẹ (Nguyễn Công Hoan)

Nguyễn Công hoan đã thành công xây dựng một tình huống truyện độc đáo, trước hết thể hiện ở tình huống trớ trêu nghịch lí, trái đạo đức thông thường. Trong ngày giỗ cha, người con trai đã tổ chức cỗ bàn linh đình với quan khách đông đúc tấp nập. Mọi người đều háo hức đến dự tiệc trong ngôi nhà rộng rãi, đèn sáng trưng. Ông ta cũng là kẻ đã nhẫn tâm đuổi mẹ của mình ra ngoài trời mưa rét sau khi bố thí cho cụ hai đồng hào.  Người làm nghe lời thằng con bất hiếu đó mà kéo lê bà ra đường, bà té sấp nằm cạnh cống rãnh. Chính trong đám ma rất linh đình ấy mà hắn được người ta khen là có hiếu nhưng có ai ngờ con người bất ấy lại cùng bà vợ giàu hắn vớ được của mình đẩy người mẹ già đi vào đường “chết”. Qua cốt truyện ấy, người đọc không chỉ phẫn uốt, khinh bỉ mà còn căm ghét hạng người vô đạo bất hiếu không có lương tâm.

Không dừng lại ở đó, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện cho tác phẩm là cách thi nhân đả kích vào  trọng tâm của vấn nạn bất hiếu bằng cách mỉa mai sự “báo hiếu” của ông chủ hãng ô tô con cọp. Không những vậy, cách kể chuyện của văn nhân cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của tình huống truyện. Bằng những câu văn linh hoạt cùng ngôn ngữ chọn lọc gần với ngôn ngữ đời thường giàu cảm xúc. Nguyễn Công Hoan xây dựng hoàn cảnh đối lập gay gắt khiến người đọc càng thêm phẫn uất, căm ghét người con bất hiếu kia. Ấy là hình ảnh những người trong phòng không thân thích thì ăn mặc sang trọng, lịch sự cùng sự tiếp đón nồng hậu của anh con trai còn người mẹ già của anh thì bị chính hắn ta đẩy ra ngoài trời mưa gió bấc, rét buốt tận xương. Bà cụ thì đói rét, ăn mặc bẩn thỉu đến tội nghiệp. Chính những chi tiết ấy đã bóc trần sự tệ bạc, bất hiếu của người con trai đối với mẹ của mình.

Không chỉ vậy, bà cụ còn là một góa phụ một tay nuôi lớn thằng con trai nên hình hài, khôn lớn, khỏe mạnh nhưng chỉ vì tiền mà nó nỡ lòng “báo hiếu” mẹ như thế. Ông chủ ô tô con cọp nói chuyện với người có công ơn trời biển, công sinh thành dưỡng dục mình bằng giọng nói quyền uy hách dịch còn khi nói với khách lại ngọt nhạt giả dối. Câu chuyện còn mang tính hài hước, có khi đan xen bình luận nửa trực tiếp, vừa là ngôn ngữ nhân vật vừa là ngôn ngữ tác giả tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hơn hết, thông qua ngôn ngữ, tình huống truyện, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện nghệ thuật trào phúng của mình. Để rồi từ đó, thông qua những câu chuyện trong cuộc sống mà tác giả đã xây dựng nên tình huống truyện độc đáo phù hợp với phong cách sáng tác của ông.

Như vậy, thông qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác phẩm, người cầm bút ấy đã nói lên tiếng thét đả kích không thương tiếc bọn tư sản vô lương tâm chỉ biết chạy theo đồng tiền mà không màng biến mình thành người có lối sống lố lăng cùng nhân cách đồi bại. Có phải bởi cái nhìn đầy xót xa, thương cảm đối với những người dân nghèo bị cho là thấp cổ bé họng ấy mà ông được mệnh danh là “Bậc thầy về truyện ngắn châm biếm” (Niculin). Nhờ bút pháp trào lộng mà độc giả khi đọc tác phẩm của ông không thể không cười ra nước mắt và cảm phục trước tấm lòng của nhà văn lớn của văn học Việt Nam thời bấy giờ.

Thông qua tình huống truyện được Nguyễn Công Hoan xây dựng tài tình, ông đã nói lên tiếng nói phê phán cái xã hội với sự hình thành của giai cấp tư sản, đồng tiền như cao hơn tất cả, cao hơn cả lương tâm con người, chữ hiếu khi ấy bị đẩy xuống hàng thứ yếu, bị những kẻ vô nhân tính chà đạp không thương tiếc. Câu chuyện như một nhát cọ vẽ nên bức tranh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Khiến người đọc không khỏi rùng mình trước nhân cách và giá trị con người!

Nguyễn Công Hoan quả là người nghệ sĩ chân chính lao động không biết mệt mỏi, hay như cách nói của Lưu Trọng Lư, ông là “một cây bút khai sơn phá thạch cho nền văn xuôi trào phúng Việt Nam” . Bằng tài năng bậc thầy, bằng cảm quan trào phúng độc đáo, nhà văn đã giúp những tác phẩm của mình trở nên bất hủ bất hủ trong lòng độc giả. Cây bút tài năng ấy là minh chứng cho câu nói của nhà văn Nga Stêđrin: “Văn học nằm ngoài sự băng hoại của thời gian. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question