Phân tích đánh giá nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố trong đoạn trích tác phẩm Tắt đèn

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tài ba của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông để lại rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ trong lòng bạn đọc. Sau đây, mời các em cùng Hocmai360 tìm hiểu bài viết phân tích đánh giá nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố trong đoạn trích tác phẩm Tắt đèn.


Dàn ý phân tích đánh giá nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố trong đoạn trích tác phẩm Tắt đèn

Phân tích đánh giá nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố trong đoạn trích tác phẩm Tắt đèn

1. Mở bài: 

- Giới thiệu khái quát về tác giả Ngô Tất Tố

- Giới thiệu về nội dung đoạn trích Tắt đèn – Tức nước vỡ bờ

- Nêu vấn đề nghị luận: phân tích đánh giá nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố

2. Thân bài:

- Nêu những đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của tác giả Ngô Tất Tố

- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Tắt đèn

- Nêu nội dung chính của toàn bộ tác phẩm đoạn trích Tắt đèn 

- Phân tích và đánh giá nghệ thuật kể chuyện của tác giả Ngô Tất Tố:

- Ngô Tất Tố đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng độc đáo: là cảnh đánh nhau, tranh cãi của chị Dậu và tên cai lệ. Đó không chỉ là những yếu tố đơn thuần mà còn bộc lộ rõ ràng sức phản kháng giữa những tầng lớp bị áp bức và tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiến ngày xưa. 

- Tác giả đã đi sâu và khai thác những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của nhân vật chị Dậu: Yêu chồng, thương con, biết nhường nhịn, nhưng khi bị chèn ép và đe doạ đến quyền lợi của mình thì chị quyết tâm vùng lên để bảo vệ gia đình và chính bản thân mình.

- Nhân vật cai lệ cũng được khắc hoạ rõ ràng thông qua nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố: một tên cầm quyền hách dịch, luôn chèn ép những người dân vô tội để bóc lột họ đến tận cùng.

- Những diễn biến trong toàn bộ đoạn trích diễn ra vô cùng hợp lý và đặc biệt. Khiến người đọc hiểu rõ và cảm nhận hơn các tình tiết trong câu chuyện thông qua nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố.

- Có thể thấy Ngô Tất Tố vô cùng tài ba, nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm vô cùng đặc biệt và lôi cuốn, khắc hoạ rõ ràng các nhân vật và thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến cho bạn đọc: Ở đâu có áp bức chắc chắn ở đó sẽ có đấu tranh.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn và tài năng của Ngô Tất Tố.

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm.


Phân tích đánh giá nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố trong đoạn trích tác phẩm Tắt đèn(hay và đầy đủ nhất)

Nguyễn Tuân đã từng khẳng định về tác phẩm Tắt đèn và Ngô Tất Tố rằng “Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải sống lâu thọ hơn cả một số văn gia đương kim hôm nay. Chị Dậu, đích là tác giả Ngô Tất Tố hóa thân ra mà thôi. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên.” Đây là một trong những tác phẩm hay và xuất sắc nhất của Ngô Tất Tố và điều góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm phải kể đến nghệ thuật kể chuyện của tác giả. 

Ngô Tất Tố là một nhà văn tài ba, ông dành một cái nhìn vô cùng trân trọng và yêu thương cho phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ, không chỉ có vậy, ông còn vô cùng căm phẫn những tầng lớp thống trị dựa vào quyền lợi của mình mà chèn ép những người dân vô tội. 

Những điều đó đã tạo nên một phong cách sáng tác hoàn toàn độc đáo và khác biệt mang đậm chất Ngô Tất Tố. Thông qua Tắt đèn, ta cảm nhận được cái nhìn đầy trân trọng và tin tưởng vào những đức tính tốt đẹp không bao giờ bị phai mờ của người nông dân. 

Phân tích đánh giá nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố trong đoạn trích tác phẩm Tắt đèn

Ngô Tất Tố đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng đặc biệt khi nó không đơn thuần chỉ là cuộc cãi nhau và đánh nhau của chị Dậu và tên Cai lệ. Đó còn thể hiện sự vùng lên phản kháng của tầng lớp bị áp bức, bóc lột trong xã hội phong kiến ngày xưa, họ đứng lên và bảo vệ quyền lợi của chính mình, quyết không cúi đầu trước bọn cầm quyền độc ác. 

Gia đình chị Dậu vốn nghèo khó, thông qua nghệ thuật kể chuyện theo trình tự ta có thể cảm nhận được sự khó khăn của gia đình chị Dậu thông qua các câu văn “Chuyện xảy ra ở làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Gia đình chị Dậu nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh. Đến kì nộp sưu, anh chị phải chạy vạy ngược xuôi nhưng vẫn không đủ tiền."

Thế nhưng bọn cầm quyền vẫn quyết tâm bóc lột và chèn ép những người dân vô tội tới bước đường cùng, họ bị bắt nộp sưu thuế hết lần này đến lần khác, thậm chí phải nộp cho những người đã mất. Và chính những điều ấy đã đẩy tình huống truyện lên cao nhất khi người đọc cảm nhận được sự phản kháng đang dần dần vùng dậy bên trong chị Dậu. 

Ban đầu, chị Dậu còn nhún nhường và nhường nhịn tên Cai lệ, thế nhưng khi bị dồn vào bước đường cùng, chị đã không nhẫn nhịn được nữa mà thay đổi cách xưng hô. Thậm chí chị còn đánh tên Cai lệ, thể hiện được rằng chị vô cùng gan dạ, dũng cảm, yêu chồng và thương con, chị biết cách đối nhân xử thế và bảo vệ quyền lợi của riêng mình. 

Nghệ thuật kể chuyện cũng đã miêu tả thành công nhân vật Cai lệ để người đọc thấy được bộ mặt xấu xa, chèn ép người dân vô tội để đạt được tiền bạc và quyền lợi. Cái nhìn của Ngô Tất Tố thể hiện sự căm phẫn đối với thế lực cầm quyền đáng ghét và độc ác. 

Những diễn biến trong toàn bộ đoạn trích diễn ra vô cùng hợp lý và đặc biệt. Khiến người đọc hiểu rõ và cảm nhận hơn các tình tiết trong câu chuyện thông qua nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố.

Có thể thấy Ngô Tất Tố vô cùng tài ba, nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm vô cùng đặc biệt và lôi cuốn, khắc hoạ rõ ràng các nhân vật và thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến cho bạn đọc rằng “Ở đâu có áp bức chắc chắn ở đó sẽ có đấu tranh.”

Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích tác phẩm Tắt đèn đã góp phần tạo nên sự thành công trong tác phẩm, khiến tác phẩm ghi dấu ấn đặc biệt và neo đậu mãi trong trái tim bạn đọc.

admin
10/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question