Phân tích nhân vật con hổ trong văn bản Người học trò và con hổ

“Người học trò và con hổ” là câu chuyện cổ tích Việt Nam nhắn nhủ chúng ta không được nhẹ dạ cả tin và nhân hậu với những kẻ ác quả ác báo như con hổ trong câu chuyện. Sau đây, hãy cùng Hocmai360 Phân tích nhân vật con hổ trong văn bản Người học trò và con hổ nhé!

Phân tích nhân vật con hổ trong văn bản Người học trò và con hổ

Dàn ý Phân tích nhân vật con hổ trong văn bản Người học trò và con hổ

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát khái niệm Truyện cổ tích

+ Văn học dân gian dưới hình thức truyện ngắn

+ Tập hợp những câu chuyện hư cấu, mang màu sắc huyền ảo kết hợp với câu chuyện cuộc sống đời thường của con người

=> Mang đến bài học nhân thức

- Giới thiệu nội dung chính của câu chuyện: Người học trò và con hổ

- Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật con hổ trong văn bản Người học trò và con hổ

2. Thân bài

a. Tóm tắt tác phẩm Người học trò và con hổ

Câu chuyện “Người học trò và con hổ” xoay quanh hai nhân vật người học trò và con hổ. Một hôm, con hổ đi dạo trong rừng và vô tình bị lọt vào bẫy không thể thoát ra được. Khi người học trò đi ngang qua, nó đã nói những lời ngon ngọt, dụ dỗ, thuyết phục người học trò giải thoát cho nó. Nó hứa rằng “sẽ không ăn thịt và luôn luôn bảo hộ cho người học trò” ấy. Người học trò ban đầu còn nhiều e ngại, nhưng vì tấm lòng nhân hậu đặt sai chỗ nên đã giải thoát cho con hổ. Tuy nhiên, khi được giải thoát, con hổ lại ngang ngược, lộ bản tính hung hăng, không làm theo lời hứa, đòi ăn thịt người học trò. Trước hành vi thô lỗ này, một vị thần Núi đã xuất hiện để phân xử. Thần đã cho con hổ nhận một bài học quý giá là cho hổ vào trong cái bẫy ban đầu, hình phạt cho những kẻ lấy oán trả ơn với người đã cứu mình. Câu chuyện đã mang đến cho chúng ta bài học về lòng nhân hậu nhưng cần có cái nhìn đúng đắn, không nên tin tưởng vào những kẻ ác độc.

b. Phân tích nhân vật con hổ trong văn bản Người học trò và con hổ

- Hổ là một con vật hung hăn, thú tính

+ Một chúa sơn lâm với vẻ oai linh, sức mạnh, đầy bí hiểm, uyển chuyển

+ Động vật săn mồi hàng đầu, biểu tượng của sự đe dọa và nguy hiểm

+ Được miêu tả với các tính từ như “hung hăn, chúa sơn lâm”, đầy dữ tợn và máu lạnh. 

- còn là một con vật thất hứa, không coi trọng lời hứa của mình

+ Đe dọa người học trò rằng xung quanh có nhiều bạn bè của nó đang rình mồi

+ Đưa ra những lời hứa ngon ngọt

+ Khi được giải thoát, nó lại trở mặt và đòi ăn thịt người học trò yếu ớt

=> Một đức tính vô cùng xấu và cần được loại bỏ.

- Sự dối trá: nói dối vị thần Núi, đổ oan cho người học trò để có thể ăn thịt người học trò

=> Nhận lại sự trừng phạt nghiêm khắc, thích đáng của vị thần, và mang đến bài học vì “đã bội ước và lấy oán trả ơn đối với người đã cứu mình ra”.

c. Bài học nhận thức

- Bài học về lòng tin, tình thương và cảnh giác trước sự gian ác của kẻ xấu.

=> Cần phải tốt và nhân hậu đối với mọi người, nhưng trước hết phải nhớ rằng chớ có bao giờ tốt và nhân hậu đối với kẻ độc ác cả!

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dùng và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm nhận của bản thân

Phân tích nhân vật con hổ trong văn bản Người học trò và con hổ

Phân tích nhân vật con hổ trong văn bản Người học trò và con hổ

Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian dưới hình thức truyện ngắn, tập hợp những câu chuyện hư cấu, mang màu sắc huyền ảo kết hợp với câu chuyện cuộc sống đời thường của con người. Từ đó, mang đến những bài học nhận thức, ứng xử về lẽ phải, bên cạnh đó còn là những ước nguyện cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no của con người. “Người học trò và con hổ” là câu chuyện cổ tích Việt Nam nhắn nhủ chúng ta không được nhẹ dạ cả tin và nhân hậu với những kẻ ác quả ác báo như con hổ trong câu chuyện.

Câu chuyện “Người học trò và con hổ” xoay quanh hai nhân vật người học trò và con hổ. Một hôm, con hổ đi dạo trong rừng và vô tình bị lọt vào bẫy không thể thoát ra được. Khi người học trò đi ngang qua, nó đã nói những lời ngon ngọt, dụ dỗ, thuyết phục người học trò giải thoát cho nó. Nó hứa rằng “sẽ không ăn thịt và luôn luôn bảo hộ cho người học trò” ấy. Người học trò ban đầu còn nhiều e ngại, nhưng vì tấm lòng nhân hậu đặt sai chỗ nên đã giải thoát cho con hổ. Tuy nhiên, khi được giải thoát, con hổ lại ngang ngược, lộ bản tính hung hăng, không làm theo lời hứa, đòi ăn thịt người học trò. Trước hành vi thô lỗ này, một vị thần Núi đã xuất hiện để phân xử. Thần đã cho con hổ nhận một bài học quý giá là cho hổ vào trong cái bẫy ban đầu, hình phạt cho những kẻ lấy oán trả ơn với người đã cứu mình. Câu chuyện đã mang đến cho chúng ta bài học về lòng nhân hậu nhưng cần có cái nhìn đúng đắn, không nên tin tưởng vào những kẻ ác độc.

Từ xưa đến nay, hổ được biết đến là một chúa sơn lâm với vẻ oai linh, sức mạnh, đầy bí hiểm, uyển chuyển. Bên cạnh đó, nó nổi tiếng với bản tính hung hăn, thú tính của một dã thú động vật săn mồi hàng đầu, biểu tượng của sự đe dọa và nguy hiểm. Nhân vật con hổ trong câu chuyện cũng mang bản chất nguy hiểm như vậy. Nó được miêu tả với các tính từ như “hung hăn, chúa sơn lâm”, đầy dữ tợn và máu lạnh. 

Bên cạnh đó, nó còn là một con vật thất hứa, không coi trọng lời hứa của mình. Ban đầu, nó đe dọa người học trò rằng xung quanh có nhiều bạn bè của nó đang rình mồi, và đưa ra lời hứa ngon ngọt rằng “sẽ luôn luôn bảo hộ thầy, không để cho một con hổ nào động đến. Mặt khác, tôi sẽ làm cho dân vùng quanh đây kính trọng thầy, tôn thờ thầy như một vị thần”. Thế nhưng, khi được giải thoát, nó lại trở mặt và đòi ăn thịt người học trò yếu ớt ấy. Đó là một đức tính vô cùng xấu và cần được loại bỏ.

Không những vậy, nó còn mang trong mình sự dối trá. Để đạt được mục đích, nó đã lừa, nói dối vị thần Núi, đổ oan cho người học trò “đang ngủ yên lành trong kia thì bị tên này ở đâu đến quấy nhiễu. Không những hắn không cho tôi nghỉ ngơi mà còn tìm cách hại tôi”, để có thể ăn thịt người học trò. Để rồi cuối cùng nhận lại sự trừng phạt nghiêm khắc, thích đáng của vị thần, và mang đến bài học vì “đã bội ước và lấy oán trả ơn đối với người đã cứu mình ra”.

Câu chuyện “Người học trò và con hổ” không chỉ đơn giản là một câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam, mà còn là bài học đối nhân xử thế, bài học về lòng tin, tình thương và cảnh giác trước sự gian ác của kẻ xấu. Thế giới vốn đa màu, có người lành người dữ, có kẻ xấu kẻ tốt, để xây dựng một thế giới tốt đẹp, lành mạnh chúng ta cần phải tốt và nhân hậu đối với mọi người, nhưng trước hết phải nhớ rằng chớ có bao giờ tốt và nhân hậu đối với kẻ độc ác cả!

“Người học trò và con hổ” là câu chuyện cổ tích đầy nhân văn và ý nghĩa. Lấy hình tượng kẻ ác bất nhân là con hổ, người học trò hiền lành và nhân hậu và vị thần Núi đại diện cho công lí lẽ phải. Câu chuyện đã khẳng định giá trị ý nghĩa của thể loại truyện cổ tich và mang đến bài học nhận thức sâu sắc về lòng tin, lòng nhân ái.

Bích Ngọc
1/4/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question