Phân tích Chiều thu Nguyễn Bính

Mùa thu là mùa được rất nhiều người ưa thích trong một năm bởi không khí dễ chịu và cảnh vật nên thơ, dịu dàng mà nó mang tới. Nhắc tới những bài thơ viết về mùa thu, phải kể đến bài thơ Chiều thu của Nguyễn Bính. Để các bạn hiểu hơn về bài thơ, Hocmai360 đã mang tới bài viết Phân tích Chiều thu Nguyễn Bính, mời các bạn cùng tham khảo.


Dàn ý Phân tích Chiều thu Nguyễn Bính

- Mở bài:

Giới thiệu về bài thơ

- Thân bài:

+ Khung cảnh mùa thu bao quát: Màu trời, mùi hương, lười ru

+ Khung cảnh mùa thu chi tiết: Tại vườn nhà, tại cánh đồng làng, tại chợ quê và trong đêm trăng Trung thu

- Kết bài:

Khái quát lại nội dung và giá trị của bài thơ Chiều thu

Phân tích Chiều thu Nguyễn Bính

Phân tích Chiều thu Nguyễn Bính

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa đều mang tới một vẻ đẹp riêng biệt cho thiên nhiên. Nếu mùa xuân mơn mởn, tràn ngập sức sống, mùa hạ nhiệt huyết sôi động, mùa đông tĩnh lặng thì mùa thu lại vô cùng dịu dàng và nên thơ. Có lẽ chính vì vậy, mùa thu từ lâu đã đi vào trong thơ văn, trở thành một chủ đề sáng tác bất hủ được nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn từ thời xa xưa tới nay. Nhắc tới những tác phẩm viết về mùa thu nổi tiếng trong nền văn học nước ta, sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới bài thơ Chiều thu của nhà thơ nổi tiếng - Nguyễn Bính. Bài thơ đã mang tới cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và đậm chất trữ tình của mùa thu.

“Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu
Con cò bay lả trong câu hát
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác
Ðàn kiến trường chinh tự thuở nào

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín
Ðiểm nhạt da trời những chấm son

Hai cánh chia quân chiếm mặt gò
Bê con đùa mẹ bú chưa no
Cờ lau súng sậy giam chân địch
Trận Ðiện Biên này lại thắng to

Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi
Ðường mòn rộn bước chân về chợ
Vú sữa đầy căng mặt yếm sồi

Thong thả trăng non rựng cuối làng
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang
Chìu con, cặm cụi đôi ngày phép
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.”

Mở màn bức tranh mùa thu của Nguyễn Bính chính là bầu trời trong vắt một màu “xanh”, in bóng lên cả mặt hồ nước. Mùa thu đến không chỉ mang theo bầu trời xanh mà còn mang tới những con gió heo mây dịu dàng lướt qua, khiến cho tác giả cảm nhận được thật rõ mùi “hoa thiên lý” thoảng qua, như báo hiệu thu đã về rồi đấy. Không chỉ vậy, thu còn là mùa có thời tiết dễ chịu nhất trong năm, nó sẽ không lạnh như mùa đông, mưa phùn như mùa xuân hay nắng gắt như mùa hè mà mọi thứ đều rất dịu dàng, êm ả. Chính vì thế mà những đứa trẻ được ngủ say giấc hơn trong những câu ru à ơi, “con cò bay lả” của mẹ, của bà. Sau khi mang tới cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh của mùa thu, nhà thơ Nguyễn Bính đi miêu tả chi tiết sự vật. Trong gió thu nhè nhẹ, cành lá rung rinh như đang chơi “đuổi nhau”, trong vườn cây cau cũng thay lá, rụng xuống tạo thành chiếc “mo cau” cho bọn trẻ chơi đùa. Loài quả đặc trưng của mùa thu là “na” cũng đang chín, mở những mắt trên thân mình, giống như những con mắt đang “ngơ ngác” nhìn ngắm cảnh quan. Từng đàn kiến trong vườn đang bò đi thành đàn, như một cuộc hành quân, trường chinh vậy. Từ vườn nhà mình, Nguyễn Bính chuyển bước ra đến cánh đồng quê hương. Ở đây lúa đang trổ bông, tạo ra “cốm non”, một thức quà quý giá của mùa thu. Trong không gian còn có thể nghe thấy những chú chim đang hót rộn ràng trên “cây hồng chín” nữa, những trái hồng đỏ như  tô điểm thêm cho nền trời thu, tạo điểm nhấn cho khung cảnh thanh bình của đồng làng. Xa xa nơi cánh đồng là những đàn bê con đang đòi bú mẹ, còn có đám trẻ trong làng đang chơi trò đánh trận chia quân hai bờ gò đất, khiến cho Nguyễn Bính liên tưởng đến Trận Điện Biên Phủ, lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu của quân ta. Nhà thơ Nguyễn Bính lại dẫn người đọc theo bước chân của mình vòng qua chợ quê, trên con đường đất mòn về chợ này sẽ gặp “sông đỏ phù sa”, đang chảy xiết nước, chính là con sông Hồng hùng vĩ, đang lấy thêm phù sa bồi đắp cho đồng bằng, trông thật bận rộn làm sao! Ở chợ làng, cây vú sữa đã ra quả, đầy căng “mặt yếm” của mình, đây là một sự liên tưởng đầy thú vị của nhà thơ Nguyễn Bính. Màn đêm buông xuống, ánh trăng mùa thu quá đỗi nên thơ và dịu hiền xuất hiện nơi cuối làng, chiếu lên những cây lá, tạo thành những chiếc bóng sinh động, nhiều hình thù. Ngày đặc biệt nhất của mùa thu, được trẻ em trông mong nhất phải kể đến ngày lễ Trung thu, trẻ em được phá cỗ, rước đèn, ngắm nhìn ánh trăng có chú Cuội, chị Hằng. Trong bài, đêm Trung thu được Nguyễn Bính gợi tả qua chi tiết “bẻ đèn sao”, “phất giấy vàng”.

Bài thơ Chiều thu của Nguyễn Bính thật hay. Nó đi vào lòng người đọc bằng những hình ảnh giản dị, chân thật và quá đỗi gần gũi khi mùa thu đến tại làng quê Bắc bộ thanh bình. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều từng nhìn thấy ít nhất một trong những hình ảnh mùa thu mà Nguyễn Bính đem tới trong bài. Chính vì vậy, Chiều thu đã ghi được dấu ấn trong lòng độc giả và trở thành một bài thơ bất hủ về mùa thu.

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question