Phân tích Cái chết của một viên chức

Chekhov, nhà văn nước nga nổi tiếng với những vở kịch cùng những câu chuyện ngắn nước Nga, hãy cùng Phân tích Cái chết của một viên chức để thấy được tài năng của ông nhé. 


Dàn ý Phân tích Cái chết của một viên chức.

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Chekhov và tác phẩm Cái chết của một viên chức.

2. Thân bài 

Tên tác phẩm: Gợi nội dung mà tác giả hướng tới.

Tóm tắt tác phẩm 

Đề tài tác phẩm hướng đến: Con người nhỏ bé 

Tiếng cười dựng lên sau vở hài kịch: 

Nguyên nhân cái chết: bắt nguồn từ cái hắt xì bất ngờ của Tsêrviakốp.

Hành động của Tsêrviakốp: Cảm thấy có lỗi vì việc hắt xì vào tướng Brigialốp và ra sức tìm cách xin lỗi và giải thích rất nhiều.

Thái độ của Brigialốp: Bỏ qua nhưng càng ngày càng mất kiên nhẫn với những lời giải thích vô nghĩa của Tsêrviakốp.

Ra về sau đó chết. 

Giá trị nội dung 

Bài học ẩn sau tác phẩm: Một câu chuyện châm biếm, nói tới kiếp sống nhỏ bé của con người ở nước Nga lúc bấy giờ. Lên tiếng cho những con người sống nhỏ bé. 

Giá trị nghệ thuật

Chuyện ngắn không có cốt truyện hoàn chỉnh, khó hiểu nhưng lại mang những thông điệp nhân văn.

3. Kết bài

Giá trị mà tác phẩm mang lại. 

Phân tích Cái chết của một viên chức

Bài mẫu Phân tích Cái chết của một viên chức.

Văn học Nga từ lâu đã giành được sự quan tâm lớn từ các bạn yêu văn học quốc tế, bởi lẽ nó chứa đựng những ý nghĩa nhân sinh đầy sâu sắc. Trong đó phải kể đến đề tài “Con người nhỏ bé”, một đề tài vô cùng nổi tiếng và ảnh hưởng lớn tới nền văn học Nga. Trong đó có Chekhov, một trong những nhà văn đưa những ý nghĩa nhân văn từ cuộc sống vào những câu chuyện ngắn của mình. Và với tác phẩm Cái chết của một viên chức càng làm ta thấy rõ sự thành công của Chekhov về ý nghĩa đề tài này. 
Ngay tên đề tài đã hướng đến nội dung mà tác phẩm hướng tới. “Cái chết của một viên chức”, cái chết ấy nguyên nhân là gì, tại sao lại xảy ra và có gì đáng cười là những suy nghĩ người đọc sẽ đặt ra ngay khi đọc tên tác phẩm. Cái chết, gợi ra sự kết thúc của một kiếp người, kiếp người nhỏ bé của “một viên chức”. Và cái chết được nói tới ấy bắt nguồn từ đâu và sẽ ảnh hưởng như nào tới mọi người hay không thì đó cần đọc vào nội dung. 

Tác phẩm mở đầu “Một buổi tối thú vị”, gợi ra không gian và thời gian diễn ra sự việc ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của chính Tsêrviakốp  xem vở kịch. Ấy vậy mà bỗng dưng, cái hắt xì bất ngờ của an anh đã khiến buổi tối ấy không còn thú vị nữa mà trở nên lo lắng. Cậu hắt xì và văng vào tướng Brigialốp đương nhiệm tại tổng cục đường sắt. Cảm thấy có lỗi và lo sợ vì chức vụ của vị tướng, hắn không ngừng xin lỗi. Xin lỗi ở trong rạp rồi ra đến rạp. Đến ngày hôm sau ra nhà vị tướng, giải thích rồi quay về tính viết thư xin lỗi mà không nổi. Rồi lại quyết định quay lại gặp ngài trực tiếp để xin lỗi. Lần xin lỗi đầu, vị tướng có vẻ bỏ qua mà không để ý, cho tới ngoài sảnh rạp kịch ông cũng đã bỏ qua. Nhưng Tsêrviakốp liên tục đòi gặp giải thích khiến ông cảm thấy như bị chế giễu và sỉ nhục mà trở nên tức giận. Cuối cùng vị tướng không còn kiên nhẫn, đuổi Tsêrviakốp về và chính điều đó đã khiến anh ta lo sợ và chết. Cái chết bất ngờ như chính cái hắt xì trong buổi tối thú vị của Tsêrviakốp. 

Đối với đề tài “Con người nhỏ bé”, Shekhov đã nói về những bất công mà con người phải trải qua do chính thân phận của mình. Những con người không có quyền lên tiếng, phải chịu đựng thói đời và sự sắp xếp của người khác. Họ phải sống trong sự lo lắng, sợ bị đắc tội với những người có chức vụ lớn hơn mình. Họ sống và chết trong im lặng. Và đó là kiếp sống đau khổ của những con người nhỏ bé, cùng quẫn của nước Nga lúc bấy giờ và được chính Shekhov lên tiếng trong tác phẩm của họ, giúp họ cất lên tiếng nói về sự bất công và cảm thông cho số phận họ. Và trong “Cái chết của một viên chức”, Tsêrviakốp đã được tác giả gửi gắm thân phận “con người nhỏ bé” vào nhân vật này. Một vở hài kịch, bật lên tiếng cười nhưng lại thương thay cho cái số phận, cuộc sống của người. Và ở đây là một người lo lắng vì sợ đắc tội với người chức cao tới nỗi dẫn tới cái chết bất ngờ của bản thân.

Cái hài ở đây xuất phát từ hành động, suy nghĩ thái quá của Tsêrviakốp đối với thái độ của tướng Brigialốp đương nhiệm tại tổng cục đường sắt. Tsêrviakốp luôn tỏ ra lo sợ, xin lỗi giải thích tới nỗi “lố bịch”. Nhưng cái lo lắng ấy cũng là dễ hiểu, vì cậu ta thật nhỏ bé, nhỏ hơn vị tướng ấy rất nhiều. Và nếu đắc tội khiến vị tướng không vui có thể sẽ gặp phiền phức lớn. Nhưng điểm nực cười ở đây là dù cho Tsêrviakốp là tên biết điều, nhưng lại không biết nhìn sắc mặt của người khác để đoán. Thái độ của vị tướng là quá rõ ràng nhưng lại vì quá lo sợ mà anh ta không kiểm soát được bản thân gây sự bực bội cho tướng Brigialốp, khiến lão ta tức giận thật. Và cũng vì lo sợ mà anh ta đã chết. Vừa đáng thương lại vừa đáng trách, thương cho Tsêrviakốp một viên chức nhỏ bé, không tiếng nói, luôn sợ hãi với cuộc sống. Mà cũng trách hắn ta để con tim làm mờ đi lý trí, chạy theo xin lỗi mà không biết dừng đúng điểm và đúng lúc. Cái chết của Tsêrviakốp cũng đại diện cho hình ảnh con người nhỏ bé, không tiếng nói và sợ hãi không dám đương đầu hay vùng lên để đối mặt với áp lực mà cuộc sống mang lại. Đây cũng là một điều bất ngờ nhưng lại nói lên thân phận khốn cùng của cả một đời người. 

Tác phẩm mang đến những giá trị nội dung sâu sắc về việc bóc trần nước Nga lúc bấy giờ. Một câu chuyện châm biếm, nói tới kiếp sống nhỏ bé của con người. Lên tiếng cho những con người sống nhỏ bé. Để từ đó cất lên tiếng nói cảm thương, bênh vực và buồn thay cho họ. Và cũng mang những bài học nhân sinh về việc biết lên tiếng, phản kháng số phận để tìm được cho mình quyền lợi, chỗ đứng. Đừng sống một kiếp người nhỏ bé mà hãy thoát khỏi vùng an toàn, sống có mục đích, biết vươn lên và thoát khỏi những điều không tốt mà cuộc sống đang đặt ra để thử thách bản lĩnh của bạn. 

Một câu chuyện ngắn, không có cốt truyện nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng nhân văn. Từ ngữ gần gũi, đời sống khiến người đọc dễ hiểu. Chuyện di chuyển chậm, khiến người đọc có thể nắm bắt theo nhịp. Tuy là một câu vở hài kịch nhưng cái tên lại mang tính bi. Tất cả như đối lập nhau nhưng vẫn có sự hài hòa và hợp lý. Điều đó làm nên cái độc đáo, cái lạ trong văn của Shekhov. 

Cái chết của một viên chức là một tác phẩm hay, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc sống của kiếp người nhỏ bé. Từ đó cất lên tiếng nói, sự bênh vực và tính thương cảm cho con người Nga lúc bấy giờ.

 

Tuyết Nhung
5/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question