Phân tích bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa

Bài thơ “Cho Quỳnh những ngày xa” của tác giả Lưu Quang Vũ là một tác phẩm đầy cảm xúc và triết lý. Dưới đây là bài văn Phân tích bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa


Dàn ý Phân tích bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa

a. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa và nhà thơ Lưu Quang Vũ

b. Thân bài

* Giới thiệu nhà thơ Lưu Quang Vũ

- Lưu Quang Vũ là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, và cũng là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. 

- Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ. 

- Ông để lại di sản văn học đồ sộ gồm kịch, thơ và tiểu luận, với các tác phẩm như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hương cây, Tôi và chúng ta, Sống mãi tuổi 17, Ngọc Hân công chúa,... 

- Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng. 

- Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. 

* Giới thiệu bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa

- Bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa được trích trong tập thơ Những bông hoa không chết của nhà thơ Lưu Quang Vũ. 

- Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng thời gian, vì thời gian trôi đi sẽ không bao giờ trở lại, thế nên hãy dũng cảm, lựa chọn con đường mà bản thân muốn không ngừng hành động bước tới tương lai, để bản thân không thấy hối tiếc.

* Phân tích bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa

- Tình cảm lứa đôi hoà vào tình yêu Tổ quốc, đất nước

- Khát vọng lên đường, dấn thân, vào đời, sống hết mình của nhà thơ

- Nhấn mạnh sự tầm quan trọng của thời gian, về lẽ sống, thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của tác giả. 

- Mỗi người cần có lối sống chuyển động tích cực, khát vọng lên đường.

* Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do 

- Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liệt kê được sử dụng linh hoạt, khéo léo. 

- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi. 

- Bài thơ là nhắn nhủ của nhà thơ về hạnh phúc giản dị trong cuộc sống đời thường. Thời gian bốn mùa luân chuyển, mỗi chúng ta phải biết quý trọng thời gian, sống có ý nghĩa hơn

c.Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận

Phân tích bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa

Bài văn Phân tích bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa

Lưu Quang Vũ là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, và cũng là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ. Ông để lại di sản văn học đồ sộ gồm kịch, thơ và tiểu luận, với các tác phẩm như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hương cây, Tôi và chúng ta, Sống mãi tuổi 17, Ngọc Hân công chúa,... Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.

Bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa được trích trong tập thơ Những bông hoa không chết của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Bài thơ là lời tâm tình thủ thỉ của nhân vật anh và em. Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng thời gian, vì thời gian trôi đi sẽ không bao giờ trở lại, thế nên hãy dũng cảm, lựa chọn con đường mà bản thân muốn không ngừng hành động bước tới tương lai, để bản thân không thấy hối tiếc.

Mở đầu bài thơ là tình cảm, tình yêu lứa đôi đã hoà vào tình yêu Tổ quốc, quê hương:

“Khi cách nhau hàng vạn dặm không gian

anh mới hiểu khoảng cách không đáng sợ

anh thấy em bên mình, như nghe từng nhịp thở

Cái đáng sợ nhất trên đời này: những khoảng cách

Những khoảng cách giữa thực tại và ước mơ

giữa những điều ta mong với những gì ta có được”

Khi viết về tình yêu đôi lứa, nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:

“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!”

Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ. Chàng trai đã nhớ về lời nói, bóng hình, từ đôi môi đang cười đến ánh mắt nhìn đăm đắm đẹp tuyệt trần của người con gái mình yêu. Thế nhưng, đến với thơ của Lưu Quang Vũ, ta không còn bắt gặp hình ảnh nỗi nhớ trai gái nữa mà dường như, tình yêu lứa đôi đã hoà vào tình yêu Tổ quốc. Mối quan hệ gắn bó, thân thiết với Tổ quốc và tình yêu. Tổ quốc là nơi có những gì thân thương, giản dị, những người ta yêu. Từ đó để ta góp thêm sức mình vào tình yêu Tổ quốc. Giữa anh và em dẫu xa cách nhưng không hề thấy khoảng cách. Khi xa nhau, nhân vật anh mới hiểu rằng, khoảng cách không hề đáng sợ. Anh thấy em bên mình, như nghe từng nhịp thở. Anh là cửa sổ con tàu nơi xứ lạ em đi. Anh là quê hương ngóng đợi em về. Tình yêu của anh và em đã hòa vào tình yêu Tổ quốc.

“Anh yêu em như anh yêu Đất Nước

Vất vả gian lao tươi thắm vô ngần”

(Nguyễn Đình Thi)

Trong anh, trong em, trong mọi người đều có một phần đất nước. Để rồi khi chúng ta cầm tay mọi người thì “Đất Nước vẹn tròn to lớn” một đất nước lớn lao, cao cả, thiêng liêng và cũng chính đất nước đã gắn kết cả một cuộc đời dân tộc “nơi dân mình đoàn tụ”.

Dẫu xa cách nhưng nhà thơ Lưu Quang Vũ luôn nhớ về người con gái mình yêu, ngóng trong ngày trở về:

"Từ pho tượng cổ xưa đến bức tranh mới nhất

Những ưu tư kế tiếp của loài người

Anh và con ở đây

….

Cái hộp bút nó xếp thành tàu hỏa

Tờ lịch nhỏ nó gọi là tấm véC

ầm trên tay vui sướng đợi lên đường"

Khổ thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ “Em ở đâu?” Em là người con gái nhà thơ mong ngóng gặp lại. Phải chăng đó là nữ sĩ Xuân Quỳnh, người vợ của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp liệt kê để diễn tả những khó khăn vất vả mà cha con phải trải qua hay rộng hơn là khó khăn của quê hương, đất nước trong những tháng ngày chiến đấu khốc liệt. Đó là nỗi lo thiếu ăn, nỗi lo thiên tai xảy ra, lửa đạn của chiến tranh,... Nhà thơ nhớ về người mình yêu, lo lắng cho cô gái ấy hay chính là nỗi lo của quê hương về bom đạn chiến tranh, những tháng ngày bom lũ gian khổ. Hình ảnh con tàu là một hình ảnh thơ đầy ấn tượng. Con tàu là một vật dùng để di chuyển. Nó tượng trưng cho những chuyến khởi hành mới bắt đầu. Để đi được trên con tàu ấy, chúng ta phải tấm vé. Tấm vé tượng trưng cho những hành trang cần chuẩn bị đầy đủ khi bắt đầu một hành trình mới. Câu thơ cuối “Cầm trên tay vui sướng đợi lên đường” đã diễn tả tâm trạng vui sướng của đứa trẻ. Tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình nay đã hòa quyện vào tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quốc.

Khổ thơ cuối đã thể hiện khát vọng lên đường, dấn thân, vào đời, sống hết mình của nhà thơ:

"Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang

Rồi thao thức không sao ngủ được

Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc

Hai tiếng động nhỏ bé kia

Hơn mọi ầm ào gầm thét

Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người

Ta biến thành con tàu, thành tấm vé

Những ban mai lên đường."

Với nhà thơ, tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người là tiếng kim đồng hồ tích tắc. Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại. Hình ảnh thơ gợi nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối. Giọng điệu khổ thơ vang lên như lời trăn trở, suy tư của nhà thơ. Điệp từ “thời gian “ được nhắc lại hai lần càng nhấn mạnh sự tầm quan trọng của thời gian, về lẽ sống, thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của tác giả. Thời gian tuyến tính một đi không trở lại. Thời gian không phải là thời gian vật lí (ngày/ tháng/ năm) mà thời gian được đo bằng sự gắn bó trong tình cảm với người mình yêu (thời gian - chiều dài những ngày ta sống bên nhau) và sự cống hiến sức lực, tài năng cho cuộc đời (thời gian - chiều dày những trang ta viết). Vấn đề khiến ta phải trăn trở không phải là năng lực (có tài hay kém tài), cũng không phải là những kết quả đạt được (thành công hay thất bại) mà là thái độ sống, sự ứng xử với những gì rất đỗi gần gũi, thân quen, bình dị (những sự vật bình thường), với từng khoảnh khắc thời gian bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Hai câu thơ cuối, hình ảnh con tàu lại xuất hiện. Nếu như khổ thơ đầu, hình ảnh con tàu cùng với tấm vé cầm trên tay vui sướng đợi lên đường của người con trai thì đến khổ thơ này, hình ảnh con tàu gắn với nhà thơ. “Những ban mai lên đường”, câu thơ vang lên thật hào sảng, người nghệ sĩ sẵn sàng lên đường với tư thế chủ động, sẵn sàng. Câu thơ nhắn nhủ mỗi người cần có lối sống chuyển động tích cực, khát vọng lên đường.

Bài thơ là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do như lời tâm tình thủ thỉ của anh và em. Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liệt kê được sử dụng linh hoạt, khéo léo. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi. Bài thơ là nhắn nhủ của nhà thơ về hạnh phúc giản dị trong cuộc sống đời thường. Thời gian bốn mùa luân chuyển, mỗi chúng ta phải biết quý trọng thời gian, sống có ý nghĩa hơn.

Thanh Huyền
29/2/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question