Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thiên nhiên và con người, rừng là lá phổi xanh của trái đất, nhận nhiệm vụ điều hoà và thanh lọc không khí, cung cấp oxy cho sự sống muôn loài, hấp thụ khí CO2 được thải ra trên trái đất, điều hoà khí hậu,…. Thế nhưng thực trạng rừng hiện nay đang bị tàn phá vô cùng nặng nề. Dưới đây là bài Nghị luận về vai trò của rừng đối với con người và hậu quả của việc tàn phá rừng do Topbee biên soạn hy vọng sẽ thức tỉnh ý thức bảo vệ rừng của chúng ta.

Nghị luận về vai trò của rừng đối với con người và hậu quả của việc tàn phá rừng

Rừng là hệ sinh thái vô cùng quan trọng, là tài nguyên thiên nhiên quý giá của trái đất, có vai trò then chốt đối với sự sống trên trái đất. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tình trạng phá rừng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ tới cảnh quan và vai trò của rừng mà còn gây hậu quả trực tiếp đến đời sống của con người, do đó, việc bảo về và phát triển rừng là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với mỗi cá nhân nói riêng và cơ quan quản lí nói chung.

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thiên nhiên và con người, rừng là lá phổi xanh của trái đất, nhận nhiệm vụ điều hoà và thanh lọc không khí. Rừng cung cấp oxy cho sự sống muôn loài, hấp thụ khí CO2 được thải ra trên trái đất, điều hoà khí hậu và nhiệt độ ở mức ổn định, giúp bảo vệ sức khoẻ con người, giúp làm giảm tác động của biến đổi khí hậu và ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính. Không chỉ vậy, rừng còn giúp bảo vệ đất, ngăn ngừa xói mòn, ngăn lũ, lưu trữ nước mưa và điều hoà dòng chảy nguồn nước ngọt cho sinh hoạt. Rừng còn là nguồn tìa nguyên thiên nhiên quý giá, cung cấp các loại gỗ quý, dược liệu, thực phẩm cho cuộc sống con người, là nhà của các loài động vật, thực vật quý hiếm. Là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn loài động thực vật, rừng là nơi trú ấn an toàn để chúng có thể tồn tại và phát triển, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Chính bởi những vai trò vô cùng quan trọng ấy mà hiện nay, việc phá rừng đã gây ra vô vàn những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống con người và các loài động thực vật trú ngụ trong đó. Diện tích rừng suy giảm cũng đồng nghĩa với việc suy giảm nguồn oxy được cung cấp, gia tăng lượng khí thải gây nên hiệu ứn g nhà kính và biến đổi khí hậu. Không còn rừng bảo vệ, đất bị xói mòn, sạt lở, mất đi sự che chắn của khu rừng, lũ lụt từ thượng nguồn sẽ tràn về, gây hậu quả nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Mất rừng, các loài động thực vật quý hiếm cũng mất nơi trú ẩn an toàn, dẫn đến sự đe doạ về nguy cơ bị săn bắt, mất hệ sinh thái sống, thâm chí dẫn đến tuyệt chủng. Việc phá rừng cũng làm giảm sự đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng địa phương. Không chỉ vậy, rừng là nguồn tài nguyên để phát triển nghiên cứu khoa học và du lịch, việc phá rừng có thể làm mất đi nhiều cơ hội về tham quan, du lịch, mất đi nguồn tài nguyên tự nhiên hiếm có để phát triển nghiên cứu.

Do vậy, rừng giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất, ảnh hưởng trực tiếp tới con người, thế nhưng tình trạng tàn phá rừng hiện nay đang diễn ra một cách mất kiểm soát, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao nhận thức cộng đồng và triển khai các biện pháp hiệu quả để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn và gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá này cho các thế hệ tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *