Các luận điểm chính cần có trong bài Nghị luận phân tích nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Tư cách mõ.

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

– Tác giả Nam Cao: Nam Cao là người đến muộn song với tài năng và sự nỗ lực của mình ông đã trở thành đại diện ưu tú nhất cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 với quan điểm nghệ thuật phải gắn liền với hiện thực, phải “vị nhân sinh”.

– Truyện ngắn Tư cách mõ: Nam Cao đã vẽ lên hình tượng người nông dân hiền lành, lương thiện bị đẩy vào tình trạng bị hủy hoại nhân tính

 

* Đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Tư cách mõ của Nam Cao

– Cách chọn đề tài, chủ đề:

+ Nam Cao miêu tả cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàngngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn: vấn đềmiếng ăn. Viết về cái đói, miếng ăn Nam Cao nhấn mạnh nỗi nhụchơn là nỗi khổ: miếng ăn cùng với sự xúc phạm, lăng mạ của những người xung quanh đã biến anh cu Lộ từ một người nông dân thật thà thành một kẻ đê tiện, tham lam.

==> Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống khốn khổ, bầncùng ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng; cảm thông, thương xót trước nỗi cơ cực của họ đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Đó là vấn đề nhân phẩm con người.

– Cốt truyện, kết cấu.

+ Cốt truyện:

Nam Cao xây dựng cốt truyện trên cơ sở miêu tảcuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật Lộ. Sự vận động của hành động không phải diễn ra ở bên ngoài mà chủ yếu chỉ xảy ra ở bên trong, xảy ra trong thế giới nội tâm của nhân vật.

+ Kết cấu:

Nam Cao sử dụng kiểu kết cấu đi thẳng vào vấn đềtrung tâm của tác phẩm: Ngay từ những dòng đầu tiên của tácphẩm đã nói tới chi tiết, sự kiện thể hiện bản chất, vấn đề cốt lõi của câu chuyện và sau đó nhà văn mới quay lại phía sau, miêu tả quãng đời quá khứ của nhân vật.

– Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật:

Nam Cao miêu tả trực tiếp cả quá trình vận động và phát triển tâm lý, tính cách nhân vật Lộ:

+ Quá trình tâm lý của nhân vật Lộ được ông thể hiện như là quá trình đấu tranh, sự chuyển hóa của những mâu thuẫn, những mặt đối lập trong thế giới tâm hồn.

+ Xung đột chủ yếu trong những tác phẩm là xung đột của thế giới nội tâm nhân vật với hai khuynh hướng đấu tranh với nhau, phủđịnh lẫn nhau: khuynh hướng sống sao cho sướng hơn và khuynh hướng sống sao cho tốt hơn, có ích, có ý nghĩa hơn; giữa thái độ buông xuôi phó mặc cho hoàn cảnh và sự vùng vẫy, gắng gượng thoát ra khỏi thực trạng đó.

+ Nam Cao đã sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và thủ pháp nghệ thuật để thể hiện tâm lý nhân vật, đặc biệt ông sử dụng rộng rãi và đầy hiệu quả hình thức độc thoại nội tâm.

=> Nam Cao đi sâu vào miêu tả, phân tích sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật, thể hiện đời sống tinh thần bên trong của họ,qua đó làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.

– Ngôn ngữ, giọng điệu:

+ Ngôn ngữ trong tác phẩm là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại:

+ Ông không chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng “hắn” mà còn có khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật.

+ Trong truyện có sự hòa quện giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, có sự chuyển hóa, trao đổi từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật.

+ Ngôn ngữ đối thoại mang đầy chất văn xuôi đời thường, ngoàiviệc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc họa tính cách nội tâm nhân vật

+ Miêu tả lời thoại nội tâm, tạo điều kiện đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, khiến nhân vật đối diện với chính mình tự phơi bày, tạo ra những cuộc tranh luận ngầm, bộc lộ ý kiến cá nhân của nhân vật về vấn đề nhân cách con người

+ Giọng điệu:

+ Trong giọng điệu buồn thương da diết của Nam Caoluôn chứa đựng những suy ngẫm triết lý sâu xa về cuộc đời, về con người, ông day dứt, trăn trở, ráo riết truy tìm nguyên nhân của tư cách mõ

+ Trong truyện, ta còn bắt gặp một giọng điệu có sắc thái tưởng chừng đối lập nhau: giọng khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông, thương xót bên trong.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *