Dàn ý phân tích Tiến sĩ giấy

Bài thơ Tiến sĩ giấy được viết vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, dựng nên chính quyền bù nhìn, thực hiện chính sách xây dựng thuộc địa. Hãy cùng lập dàn ý phân tích Tiến sĩ giấy để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé!

1. Mở bài: Khái quát chung về tác giả, tác phẩm.

2.Thân bài:

a) Khái quát tác giả Nguyễn Khuyến:

+ Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo tại Nam Định.

+ Ông để lai số lượng tác phẩm văn học đồ sộ cho nền văn học trung đại nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

+ Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

+ Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

+ Ông thành công trên cả 2 thể loại: thơ Hán và thơ Nam. Đặc biêt, Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình

+ Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

b) Khái quát bài thơ Tiến sĩ giấy:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, dựng nên chính quyền bù nhìn, thực hiện chính sách xây dựng thuộc địa. Trong tình trạng lộn xộn đó, nền khoa cử Việt Nam xuống dốc trầm trọng, tệ mua quan, bán tước phổ biến, nhiều kẻ không có thực tài do nhiều nguyên nhân mà đỗ đạt, leo lên các bậc thang danh vọng. Nguyễn Khuyến đau xót trước tình cảnh đó, đã châm biếm biểu tượng tiêu biểu nhất của nền khoa cử khi ấy: ông tiến sĩ qua hình tượng tiến sĩ giấy.

+ Kết cấu của bài thơ gồm 8 câu thơ: đề - thực - luận - kết

Dàn ý phân tích Tiến sĩ giấy

c) Phân tích hai câu đề: Đó là bức tranh hiện thực của “tiến sĩ” trong giai đoạn phong kiến:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.

Cũng gọi ông nghè có kém ai."

+ Cách mở đầu gián tiếp gây sự chú ý đến người đọc. Đối tượng ở đây là ông tiến sĩ được làm bằng giấy cho trẻ con chơi cờ, biển, cân đai

-> biển: tấm thiếp vàng bằng gỗ in chữ “ân tứ vinh quý”.

-> “cân đai” là dây đeo ngang lưng đây đều là những vật cao quý, là những thứ tạo nên y phục của quan lại, chức quan lớn trong thời kỳ phong kiến.

-> Câu thơ gợi lên hình ảnh người đỗ tiến sĩ được vua ban cho cờ, biên, cân đai để vinh quy bái tổ. Câu thơ mở đầu khiến cho nhân vật hiện lên vẻ uy nghi, cao quý.

+ Điệp từ "cũng” kết hợp với từ "có kém ai” làm giảm sự uy nghi, cao quý của những tiến sĩ, quan lại. Họ là những người rỗng tuếch, miệng khoa trương, giả dối.

d) Phân tích hai câu thực: Bức tranh hiện thực xã hội phong kiến rẻ mạt, những danh hiệu cao quý ấy đều được mua bằng tiền, đều trở nên vô nghĩa

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”

+ Câu thơ sử dụng nghệ thuật đối: mảnh giấy ( đồ rẻ rúng) - thân giáp ( sự cao sang), nét son ( vẻ tô vẽ bề ngoài giả dối) - mặt văn khôi (vẻ đẹp trí tuệ thông minh) -> thể hiện thái độ coi thường của nhà thơ.

- Phân tích hai câu luận: Nhà thơ đã lên án, vạch mặt thực trạng xã hội giả dối trái ngược lại với vẻ bề ngoài cao quý, lộng lẫy

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

+ Từ “nhẹ”: Tiến sĩ giấy, mặc dù có đầy đủ lệ bộ như cờ biển, cân đai, xiêm áo, ghế chéo nhưng trống rỗng, nhẹ tênh, có thể cầm trên tay, không đáng giá.

-> nói lên thái độ coi nhẹ của xã hội với những tiến sĩ mua danh

+ Còn cái giá khoa danh gợi liên tưởng đến giá trị rẻ mạt của danh vị.

-> Có được tấm văn bằng tiến sĩ, lẽ ra phải đổi bằng tài năng, trí tuệ, công sức mồ hôi nước mắt nhưng giờ đây chỉ cần có tiền là có được danh vị cao sang.

e) Phân tích hai câu kết: Lời khẳng định đầy mỉa mai chua xót của nhà thơ:

“Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi”.

+ Ghế chéo, lọng xanh: sự cao quý sang trọng của vị làm quan thật nhưng câu thơ đã chỉ sự lố bịch của bọn quan giả, quan mua bằng tiền.

+ Từ “bảnh chọe” có tác dụng diễn tả dáng vẻ của kẻ thích phô trương, muốn ra oai, nhưng lại hóa thành kệch cỡm.

+ Câu thơ cuối: Nhà thơ khắc họa bức chân dung của những loại tiến sĩ rởm:

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

-> Từ “đồ chơi” là từ đồng âm. Từ đồ, nếu là chỉ người thì thường dùng để nói về những kẻ xấu xa là đồ nọ, đồ kia. Như vậy, những tiến sĩ mua đã bị hạ thấp, ngang hàng với những thứ đồ chơi. Tiến sĩ giấy, ít ra còn mang lại niềm vui cho trẻ nhỏ, còn tiến - sản phẩm của thị trường mua bán, chỉ đem lại sự tai hại cho dân nước.

g) Đánh giá lại giá trị nghệ thuật của bài thơ:

+ Thể thơ: Bài Tiến sĩ giấy được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

+ Nhà thơ sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận.

+ Việc sử dụng triệt để các phép đổi đã tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau

+ Ngôn từ được sử dụng ở đây khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khẩu được sử dụng một cách linh hoạt.

h) Đánh giá giá trị nội dung của bài thơ:

- Bài thơ "Tiến sĩ giấy” là cả một nỗi niềm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ đã lên án, phê phán những kẻ “hữu danh vô thực”. Đồng thời ông cũng gửi vào đó nỗi ân hận, day dứt về trách nhiệm của một sĩ phu chân chính mà đành phải bó tay trước tình cảnh bi thương của đất nước.

3. Kết bài:

- Bài thơ “Tiến sĩ giấy” của nhà thơ Nguyễn Khuyến đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question