Hướng dẫn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật

Hướng dẫn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật

Yêu cầu

- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,...); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ. Và bài thơ (nhan đề, đề tài,

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,...)

- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.


Các bước phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật


Mục đích

Làm rõ cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tử tuyệt Đường luật.


Trước khi viết

Lựa chọn bài thơ

- Liệt kê một số bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật em đã học hoặc đã đọc.

- Lựa chọn bài thơ em hiểu và yêu thích để phân tích.

Tìm ý

Em hãy đọc kĩ bài thơ đã chọn và dựa vào đặc điểm cơ bản của thể thơ để xác định các phương diện nội dung và nghệ thuật cần phân tích:

- Tìm hiểu nhan đề và bố cục của bài thơ để nhận biết đề tài và nội dung chính.

- Chia tách bài thơ thành các phần và xác định nội dung chính của từng phần. Có thể chia tách bài thơ theo chiều ngang (dựa vào mạch ý), hoặc theo chiều dọc (dựa vào hình tượng thơ). Ví dụ: Bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương) có thể chia thành hai phần căn cứ theo mạch ý: Phần 1 gồm sáu câu đầu (hình tượng người vợ); Phần 2 gồm hai câu cuối (tâm sự của nhà thơ).

- Tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ.

+ Về nội dung: Chú ý đặc điểm nổi bật của hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người; những cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ; chủ đề bài thơ;... Ví dụ, trong bài thơ Thương vợ, hình tượng người vợ được khắc hoạ với những nét riêng biệt, cụ thể (buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng,...) và mang nhiều phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam (chịu thương chịu khó, đảm đang, nhẫn nại, vị tha,...).

+ Về nghệ thuật: Cách sử dụng các yếu tố thi luật của thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,... Chú ý các từ gợi hình ảnh, âm thanh, biểu cảm và các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ,...). Ví dụ: Các từ tượng hình, từ tượng thanh (lặn lội, thân cò, eo sèo,...), các cụm từ đối nhau (khi quãng vắng/ buổi đò đông) và cấu trúc đảo ngữ trong hai câu thực của bài Thương vợ đã nhấn mạnh nỗi vất vả, cơ cực của người vợ và thể hiện sự thấu hiểu, nỗi xót xa, thương cảm của nhà thơ.

- Tìm hiểu thông tin cơ bản về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác để hiểu thêm về bài thơ. Chẳng hạn, nắm được một số thông tin về tiểu sử của Trần Tế Xương, về người vợ tần tảo, đảm đang của ông; hiểu tư tưởng “trọng nam khinh nữ” thời phong kiến;... sẽ giúp em cảm nhận được một cách sâu sắc hơn bài thơ Thương vợ.

Lập dàn ý

- Mở bài:

Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ.

-  Thân bài:

+ Ý 1. Phân tích đặc điểm nội dung:
• Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người)
• Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ
• Khái quát chủ đề của bài thơ.

+ Ý 2. Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật (theo mô hình về nghệ thuật chuẩn mực hay có sự cách tân)

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc câu thơ, biện pháp tu từ,...).

- Kết bài:

Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.


Viết bài

- Khi viết bài, em cần bám sát dàn ý đã lập; sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá.

-  Sử dụng từ ngữ chính xác, chọn lọc; diễn đạt sáng rõ, thể hiện được cảm xúc của người viết.

- Chú ý sự khác nhau về yêu cầu, mục đích của kiểu bài ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ và kiểu bài phân tích một bài thơ.


Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa. Tập trung vào một số nội dung sau:

- Các thông tin về nhan đề bài thơ, tên tác giả, đề tài, thể thơ và giá trị của bài thơ.

- Các ý chính thể hiện đặc điểm nội dung và một số đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- Những nhận xét, đánh giá về vị trí, ý nghĩa của bài thơ.


Các đề văn thường gặp


Phân tích bài Qua đèo ngang

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua đèo Ngang.

+ Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Nghi Tàm, Thăng Long.

+ Bài thơ Qua đèo Ngang tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn, qua đó nhà thơ cũng thể hiện những tâm tư trong lòng mình.

2. Thân bài - Chia bài làm 4 phần và phân tích nội dung của chúng

a. Hai câu đề

- Thời điểm nữ thi sĩ bước tới đèo Ngang.

- Gợi tả cảnh quan con đèo.

b. Hai câu thực

- Cuộc sống và con người nơi đèo Ngang, cảnh vật có sự đối nhau.

- Sử dụng từ láy lom khom, lác đác làm tăng thêm sự hoang vắng, nghèo nàn của khung cảnh.

c. Hai câu luận

- Tiếng kêu quốc quốc, gia gia càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà.

- Sử dụng phép đối và đảo ngữ, vừa tạo hình, vừa tạo nhạc.

d. Hai câu kết

- Tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi của nữ sĩ khi dừng chân đứng lại để nhìn ngắm cảnh đèo.

- Nhận ra cái cô đơn, lẻ loi của mình giữa không gian bao la.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ chung đúc kết lại của em về bài thơ Qua đèo Ngang.

Ví dụ:

Qua bài thơ Qua đèo Ngang ta có thể thấy được cảnh núi non hùng vĩ và hoang sơ của đèo Ngang, một cảnh đẹp của đất nước. đồng thời ta còn thấy được tình yêu quê và nỗi nhớ quê của người phụ nữ xa quê rất cô đơn và rất buồn bã.


Phân tích bài Bạn đến chơi nhà

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.

⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.

- Nghệ thuật;

+ Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

+ Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường…

- Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân.


Phân tích bài Thu điếu


Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

1. Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài thơ “Bánh trôi nước”.
+ Nêu ý kiến chung về bài thơ.

2. Thân bài:

- Phân tích đặc điểm nội dung:

+ Hình ảnh bánh trôi

+ Nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi nước thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất, thân phân người phụ nữ

+ Khái quát chủ đề bài thơ

- Phân tích được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

+ Thi luật của thể thơ tứ tuyệt Đường luật.

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

3. Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.


Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tế Xương

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question