Đồng hành cùng Hocmai360 trả lời đọc hiểu Năm 1920 cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ kính để thấy được áp lực sẽ vô hình chung trở thành động lực giúp chúng ta phấn đấu, vươn lên, hoàn thiện bản thân, vượt qua những thử thách khó khăn từ chính vấn đề của áp lực nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ là đã quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu đền 12,5 đô la nên cậu chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:

– Tiền bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

Kể từ đó cậu bé việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau cậu đã trà 12.5 đô la cho bố. Về sau cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)

Câu hỏi đọc hiểu Năm 1920 cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ kính

Câu 1: Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

Câu 3: Theo em, yêu cầu của bố cậu bé đặt ra “Tiên bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố” có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?

Câu 4: Từ nội dung, ý nghĩa của văn bản trên cùng với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thì nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Có áp lực mới có động lực phần đấu”.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

– Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự.

Câu 2: 

– Cấu tạo ngữ pháp của câu : Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

+ Trạng ngữ: Năm 1920

+ Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ

+ Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm

Câu 3:

Theo em, yêu cầu của bố cậu bé đặt ra “Tiên bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố” có ý nghĩa rất to lớn đối với cậu bé, bởi đó chính là câu nói giúp cho cậu bé trưởng thành, chín chắn hơn và cũng có thêm động lực để phấn đấu kiếm trả lại số tiền bố đã trả giúp cho cậu bé, khi cậu làm hỏng cửa kính.

Câu 4:

– Có ý kiến: “Có áp lực mới có động lực phần đấu” theo em:

+ Sống trong áp lực chúng ta mới có thể nỗ lực phấn đấu, cố gắng, chăm chỉ làm mọi điều để có thể xóa tan đi vấn đề đè nén ta bấy lâu.

+ Người có áp lực mới có chí tiến thủ, áp lực về tiền bạc như đi làm thêm để có thêm tiền trang trải cuộc sống, mua đồ cho bản thân, chuẩn bị tiền mua thuốc khi ốm đau,..

+ Con người có rất nhiều loại áp lực khác ngoài liên quan đến tiền, điển hình như áp lực thành tích học tập.

+ Những áp lực vô hình chung sẽ vừa làm con người cảm thấy mỏi mệt, kiệt sức nhưng lại chính là liều thuốc giúp con người học được cách mạnh mẽ, kiên cường, dũng cảm, tự tin, cố gắng, học hỏi được biết bao điều hay ho, bổ ích

+ Nếu không có áp lực, con người sẽ trong sự an nhàn, không lo toan bất cứ điều gì và mãi chỉ là một đứa trẻ không thể lớn lên.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *