Đọc hiểu Không gục ngã

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Không gục ngã: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Tìm từ láy có trong câu cuối đoạn trích trên. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “thơm thảo” trong câu: Nhưng cũng với gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảng khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn.

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Bạn hãy cho đi những gì người khác thực sự cần để giá trị của sự giúp đỡ ấy được phát huy ở mức cao nhất. Bạn hãy tạo ra những phương tiện, những công cụ lao động, chiếc “cần câu” và chia sẻ nó với những người đang cần những thứ ấy để họ tự câu lấy những con cá. Như thế giá trị của việc “cho” sẽ bền vững, sẽ được nhân lên nhiều lần.

Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho. Một đứa trẻ con nhà giàu ngày nào cũng được ăn đủ các thứ đồ ăn ngon, đủ loại kẹo bánh đắt tiền chắc chắn sẽ không cảm thấy vui sướng khi bạn cho nó một gói kẹo bạn mua ở một cửa hàng bình dân. Nhưng cũng với gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảng khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn

(Trích Không gục ngã, Nguyễn Bích Lan, NXB Hội Nhà văn, 2014, tr.285)


Đọc hiểu Không gục ngã - Đề số 1

Đọc hiểu Không gục ngã

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Tìm từ láy có trong câu cuối đoạn trích trên.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “thơm thảo” trong câu: Nhưng cũng với gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảng khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn.

Câu 4: Nêu ngắn gọn nội dung ý nghĩa của đoạn trích trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận.

Câu 2:

Từ láy có trong câu cuối đoạn trích trên là: ngọt ngào, thơm thảo.

Câu 3:

Từ “thơm thảo” trong câu: "Nhưng cũng với gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảng khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn" có nghĩa là: Tấm lòng nhân ái, tốt bụng, biết chia sẻ và yêu thương người khác.

Câu 4:

Nội dung ý nghĩa của đoạn trích trên là: Ý nghĩa giá trị của việc cho và nhận trong cuộc sống.


Đọc hiểu Không gục ngã - Đề số 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn: Bạn hãy tạo ra những phương tiện, những công cụ lao động, chiếc “cần câu” và chia sẻ nó với những người đang cần những thứ ấy để họ tự câu lấy những con cá.

Câu 3. Chỉ ra kiểu câu xét theo mục đích nói của các câu sau:

Như thế giá trị của việc “cho” sẽ bền vững, sẽ được nhân lên nhiều lần.

Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về tấm lòng thơm thảo được nói đến trong đoạn trích?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: nghị luận.

Câu 2.

Công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn: Bạn hãy tạo ra những phương tiện, những công cụ lao động, chiếc “cần câu” và chia sẻ nó với những người đang cần những thứ ấy để họ tự câu lấy những con cá là: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 3. 

+ Như thế giá trị của việc “cho” sẽ bền vững, sẽ được nhân lên nhiều lần: Câu trần thuật.

+ Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho: Câu cầu khiến.

Câu 4.

Tấm lòng thơm thảo được nói đến trong đoạn trích dùng để chỉ con người tốt bụng, nhân ái, sẵn sàng chia sẻ cho người khác không tính toán.

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question