Đọc hiểu Kho báu: Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân

Khi nhỏ, chúng ta thường mong muốn rằng sau này mình sẽ có một tương lai giàu sang, phú quý, của cải dư thừa, vậy nên để đạt được mục tiêu cao xa ấy ta phải cố gắng, kiên trì vận dụng cả chất xám và sức lao động thì mới có thể thành công, còn nếu lười biếng, ỷ lại thì chỉ là hão huyền không trân thực. Hãy cùng đến với bài viết Đọc hiểu Kho báu: Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Kho báu

1. Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

2. Nhưng rồi, hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con:

- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

3. Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hết mùa, hai người con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ lại đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu.

Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha.

Theo NGỤ NGÔN Ê-DỐP

(Nguyệt Tú dịch)


Đọc hiểu Kho báu

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể loại của văn bản trên?

Câu 2. Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên? Chỉ ra dấu hiệu nhân biết?

Câu 3. Từ văn bản trên hãy tìm các từ tập hợp thành một trưởng từ vựng và gọi tên trường từ tựng đó

Câu 4. Ở phần cuối văn bản, hai người con mới hiểu lời dặn dò của người cha. Vậy theo em, kho báu mà người cha để lại cho các con là gì?

Câu 5. Nêu nội dung văn bản

Câu 6. Bài học rút ra từ câu chuyện trên?

Đọc hiểu Kho báu: Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự

- Thể loại: truyện cổ tích

Câu 2.

- Lời dẫn trực tiếp: Cha không sống mãi để lo cho các con được.Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy đào lên mà dùng.

- Dấu hiệu nhận biết là dấu gạch đầu dòng và dấu hai chấm

Câu 3.

- Trường từ vựng :cuốc, cày, cấy, gặt , hái , trồng

Câu 4.

- Theo em kho báu của người cha chính là mong con cái chăm chỉ làm việc, tự tay kiếm ra tiền nuôi sống bản thân và không còn như mơ tưởng hão huyền.

Câu 5.

- Nội dung của văn bản: giúp cho hai người con thoát khỏi sự phụ thuộc, chìm đắm trong mộng ảo và nhận thấy hiện thực để biết cố gắng, dùng sức của chính mình kiếm tiền, của cải.

Câu 6. Bài học rút ra từ câu chuyện trên:

- Chúng ta không thể lệ thuộc, sống mãi trong vòng tay chăm lo của cha mẹ, vậy nên cần phải học cách tự lập, chăm chỉ, cố gắng làm việc, dù cho công việc đó có vất vả tới nhường nào đi chăng nữa, thì nó vẫn đáp ứng được nhu cầu hằng ngày. Thay vì cứ nằm một chỗ rồi nghĩ rằng mình sau này sẽ giàu sang mà chả chịu sử dụng sức lao động của mình.

- Kho báu có từ những thứ mà chính tay mình làm ra.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question