Đọc hiểu Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con khi con về với mẹ
Đọc hiểu Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con khi con về với mẹ
Câu 1: (NB) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: (TH) Chỉ ra những hình ảnh gần gũi, thân thuộc nơi “ngôi nhà của mẹ” mà người con đã bồi hồi bắt gặp trong những ngày trở lại.
Câu 3: (TH) Vì sao với một người lính như con Muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước?
Câu 4: (VD) Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ: Ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ/ Chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
Bài thơ được viết theo thể thơ: Tự do
Câu 2:
hững hình ảnh gần gũi, thân thuộc nơi “ngôi nhà của mẹ” mà người con đã bồi hồi bắt gặp trong những ngày trở lại: chiếc chõng tre, hình ảnh mẹ ngồi khâu – cha ngồi chẻ lạt, giọt ranh thưa, làn nước trong mát, khói bếp, ngọn lửa, chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo, sân gạch lún đọng nước, vó nhện trên tường cũ, mảnh sân nhà.
Câu 3:
Một người lính như con Muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước vì những người lính vì quê hương đất luôn luôn ở chiến trường đối diện với bom đạn, cái chết của họ chỉ tính trong gang tấc. Vậy nên, muốn gặp được mẹ, nghĩa là được trở về với gia đình thân yêu, trở về với người mẹ đang chờ con hàng năm tháng để làm được điều đó mỗi người lính phải vượt lên những khó khăn, gian khổ, hi sinh trong chiến đấu.
Câu 4:
– Về nội dung: Cảm xúc của người con khi về ngôi nhà của mẹ hay chính là về với mẹ – một bến đỗ bình yên, êm ả, chan chứa yêu thương trên mỗi chặng đường chiến đấu của người lính.
– Về nghệ thuật: so sánh (ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ, hình ảnh chiếc ga gợi bến dừng đỗ, nghỉ chân), ẩn dụ (chúng con đến và đi từ nhà ga ấy).