Đề đọc hiểu Nơi bắt đầu của tình bạn

Tuyển tập Đề đọc hiểu Nơi bắt đầu của tình bạn hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề đọc hiểu Nơi bắt đầu của tình bạn giúp các em ôn tập đạt kết quả cao.


Đề đọc hiểu Nơi bắt đầu của tình bạn

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Tìm một từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn trên.

Câu 4: Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bổn phận và trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.

Đề đọc hiểu Nơi bắt đầu của tình bạn

Đáp án đề đọc hiểu

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên là:

Sự bừng sáng, cảm giác hồi hộp đến lạ lẫm tràn ngập trong ngày đầu tiên học tập của các bạn học sinh mới.

Câu 2. Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).

- Đôi nét về tác giả Thanh Tịnh:

+ Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Sinh

+ Quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

+ Ông cũng có các bút danh khác như: Thinh Không, Pathé, Thanh Thanh, Trinh Thuần.

+ Là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến

- Phong cách nghệ thuật:

Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.

- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943), Tôi đi học,...

Câu 3. Từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn trên:

- Tượng thanh: gióng giả.

- Câu ghép: Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

Câu 4. Yêu cầu nội dung:

* Dàn ý viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bổn phận và trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp:

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trường học là ngôi nhà thứ hai, là nơi giáo dục chúng ta nên người

b. Thân bài:

- Giải thích về bổn phận và trách nhiệm của bản thân với trường lớp

- Những việc làm thể hiện điều đó

- Phê phán những học sinh thiếu trách nhiệm

c. Kết bài:

Liên hệ bản thân từ đó rút ra bài học để hoàn thành tốt bổn phận và trách nhiệm của bản thân

* Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bổn phận và trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp

Trường học là ngôi nhà thứ hai, là nơi giáo dục chúng ta nên người. Học sinh là những người được giao trọng trách đặc biệt là trong việc xây dựng và duy trì một môi trường học tập tích cực và có ích cho tất cả mọi người. Bổn phận và trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp là rất quan trọng và cần phải được thực hiện đúng đắn để đảm bảo một môi trường học tập chất lượng và an toàn.

Đầu tiên, bổn phận của học sinh là học tập tốt và nỗ lực hết sức mình để đạt được thành tích cao trong học tập. Chúng ta phải hiểu rằng, việc học tập tốt không chỉ mang lại thành tích cao, mà còn giúp chúng ta trang bị kiến thức để có thể đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Vì vậy, học sinh cần phải tự giác, nỗ lực học tập và chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để phát triển bản thân và nâng cao trình độ.

Ngoài ra, học sinh còn có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường học tập. Chúng ta cần phải giữ gìn và duy trì trật tự, vệ sinh lớp học và các khu vực khác trên trường. Hơn nữa, chúng ta cần phải tôn trọng giáo viên, bạn bè và nhân viên trường học, không làm những việc gây phiền toái, ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và cuộc sống chung. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết lên án, phê phán những hành vi thiếu trách nhiệm.

Cuối cùng, học sinh cũng có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường. Điều này giúp học sinh có thể rèn luyện kỹ năng mềm, phát triển sở thích cá nhân và hòa nhập với cộng đồng. Ngoài ra, các hoạt động này còn giúp tăng cường tinh thần đoàn kết và sự gắn kết giữa các học sinh với nhau, tạo nên một môi trường học tập và sống tích cực và đầy sức sống.

Trường học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Đó là nơi chúng ta không chỉ học những kiến thức chuyên môn, mà còn học được những giá trị sống, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi học sinh đều có trách nhiệm đối với trường lớp của mình.

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question