Gia đình chứng kiến những dấu mốc quan trọng của mỗi người từ khi sinh ra, biết đi, biết nói và sẽ đồng hành cùng ta trên chặng đường về sau. Sau đây, mời các bạn tham khảo bài viết Dẫn chứng về vai trò của gia đình đối với mỗi người
Gia đình là gì?
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau xuất phát từ quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng tạo nên. Từ những quan hệ đó đòi hỏi những thành viên trong gia đình phải tuân thủ các nghĩa vụ và quyền với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Vai trò của gia đình
– Đối với cá nhân
+ Gia đình là điểm tựa vững chắc, là “ngôi trường” đầu tiên hình thành nên hình thái của một con người, đồng thời là nơi gắn liền với quá trình phát triển đạo đức và nhân cách để trở thành một công dân trong xã hội
+ Gia đình là cầu nối để con người vươn xa hơn, đứng trên cây cầu này mỗi người sẽ cảm nhận trong đó là những niềm tin, những sức mạnh hậu phương, những điều trân quý nhất để tôi luyện và và xây dựng nên tương lai của một đời người
– Đối với xã hội
+ Gia đình là một tế bào sống của tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhưng giá trị nhất để tạo nên xã hội. Sự tồn tại của gia đình là nền móng cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, muốn xã hội văn minh tốt đẹp thì yếu tố tiên quyết phải xuất phát từ việc xây dựng gia đình tốt.
Ý nghĩa của gia đình
– Đối với cá nhân
+ Gia đình giúp con người cảm nhận được sự yêu thương che chở, gia đình là nơi truyền ngọn lửa nhân ái đến mỗi người người. Nhờ có những giá trị đó đã giáo dục cho con người hình thành nên cách đối xử và cách trao đi tình cảm cho mỗi cá nhân
+ Chỉ có gia đình với là nơi để các mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái giữa những người cùng một dòng máu được này tỏ và thể hiện những tình cảm thiêng liên với nhau
+ Không chỉ mang lại những giá trị cao đẹp đó gia đình còn là cái nôi của mỗi con người, là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, nhờ có gia đình con người với biết đến sự yêu thương che chở, nhờ có gia đình con người với có bến đỗ mỗi khi vất ngã hay thất bại. Đặc biệt chỉ có gia đình mới là nơi sẵn sàng đón nhận bạn sẵn sàng mở rộng cánh cửa chào đón và tha thứ cho những vấp ngã của cuộc đời.
– Đối với xã hội
+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng là nơi chăm sóc những công dân tốt cho xã hội.
+ Mỗi gia đình là một đóng góp cho xã hội văn minh giàu đẹp, mỗi gia đình đều mang một giá trị thiết thực nhất cho cuộc sống ngày nay.
Dẫn chứng về vai trò của gia đình đối với mỗi người
1. Cố nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng từng nói rằng: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất những thứ khác có hay không không quan trọng”. Đúng vậy gia đình là cái nôi tôi luyện nên một con người, không những là cái nôi gia đình còn là nhịp cầu kết nối chúng ta đến một bến bờ hạnh phúc. Đúng như lời cố nghệ sĩ nói vậy! Bởi những điều những điều cao cả mà gia đình mang lại cho chúng ta vì thế sự tồn tại của gia đình là yếu tố tiên quyết mà mỗi con người cần đặt trên mọi vấn đề.
2. Hình ảnh người bà trong tác phẩm “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt có lẽ đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi cá nhân khi suy ngẫm về bài thơ này. Tác giả đã hóa thân vào một vị thế của người lính, với tâm trạng khi ngày đêm nhớ nhung mong mỏi đến người bà ở chốn xa trường. Bởi những tình cảm đó đã cho ta thấy rằng con người dù có thay đổi, dù có đi đến đâu nơi họ nhớ đến vẫn là gia đình. Đặc biệt gia đình là động lực to lớn để họ tiếp tục cố gắng phấn đấu nhằm mong đến ngày đoàn tụ.
3. Ta thấy rằng hiện thực của tiếng gọi tình thương gia đình đã khiến cậu bé Vì Quyết Chiến, 13 tuổi tự đạp xe từ bản làng Bống Hà xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La xuống Hà Nội để tự mình đạp xe thăm em khi biết tin em nằm viện. Hành trình chinh phục những cung đường Tây Bắc ngoằn ngoèo, vượt những khúc cua tay áo hiểm trở, đã khiến dân tình hết phần xúc động về cậu bé này. Ta thấy rằng đó không phải là một hành động mất kiểm soát của con người, đó là tiếng gọi thiêng liêng của tình thân gia đình, bởi vậy ta thấy gia đình là nơi khiến con người sẵn sàng làm những điều phi thường, sẵn sàng vượt qua thử thách, để từ đó điều họ nhận lại là sự yêu thương đến từ những thành viên trong gia đình.
4. Trên một mảnh đất hữu tình của Nghệ An tại một làng trẻ SOS đã hình thành nên một tế bào của xã hội với gia đình do những người mẹ, người dì của chính mảnh đất này tạo nên. Họ đã gửi gắm thanh xuân của mình đến hàng chục đứa con mồ côi ở làng trẻ SOS Nghệ An, hạnh phúc của họ là đã đưa những đứa trẻ không nơi nương tựa tìm đến nhau và tạo thành một gia đình. Cho dù không phải máu mủ ruột thịt nhưng tận sâu trong những trái tim lương thiện ấy họ chia sẻ rằng: “Nhìn các con khôn lớn, có cuộc sống hạnh phúc, các mẹ mừng vui lắm. Đó là động lực để các mẹ tiếp tục cố gắng chăm sóc các trẻ nhỏ bất hạnh, trao lại nụ cười trên môi cho các bé”.
5. Trong bài thơ “Đợi mẹ” của Vũ Quần Phương đã tái hiện nên bức tranh của tình mẫu tử thiêng liêng đến với từng trái tim của những độc giả khi chiêm nghiệm về tác phẩm này. Hình ảnh một em bé còn ở lứa tuổi mẫu giáo nhưng đã nhận thức được những khó khăn mà người mẹ của mình đang phải gánh vác. Vì tình cảm, vì sợi dây kết nối tìm đến trái tim của thứ tình cảm thiêng liêng cao cả đó, em bé trong tác phẩm trên đã ngoan ngoãn đợi mẹ đi làm từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Ta thấy rằng tình cảm gia đình đã tác động đến nhận thức của mỗi con người, cho dù ở đâu hay lứa tuổi nào chỉ cần gia đình còn tồn tại là tâm của những tình gia đình đó luôn tồn tại trong mỗi người.
Nghị luận về vai trò của gia đình đối với mỗi người
Gia đình đối với mỗi người là nơi sinh ra, lớn lên, cũng là nơi để trở về, nơi gắn kết và sản sinh ra những tình yêu thương, nuôi dưỡng ta trưởng thành và dạy ta làm người. Mỗi gia đình cung là một tế bào của xã hội, gia đình phải tốt thì xã hội mới tốt, mới phát triển được. Gia đình đối với mỗi cá nhân cũng rất quan trọng và ý nghĩa. Gia đình là nơi khởi sinh gốc dễ đầu tiên khi ta bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách. Cũng là nơi sẽ theo sát chúng ta từ nhũng bước chân đầu tiên nên có vai trò đặc biệt quan trọng. Chốn bình yêu cho ta tìm về sau những ngày vất vả của cuộc sống bộn bề.
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên xét về tác động qua lại giữa gia đình đối với mỗi người thì thấy rằng. Có rất nhiều kiểu gia đình nhu gia đình hạt nhân là gia đình có hai thế hệ bố mẹ và con cái. Gia đình truyền thống có ông bà – cha mẹ và con cái cùng sống dưới một mái nhà hay còn gọi là tam, tứ – đại đồng đường. Và gia đình đã hệ có nhiều thế hệ chung sống trong cùng một nhà. Điều này cũng có ảnh hưởng tác động ít nhiều đối với mỗi người. Vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân cũng là nội dung được rất nhiều sự quan tâm. Trong bộ môn Tâm lý học đại cương cũng nêu ra vai trò của gia đình đối với mỗi người như thế nào, cả ở bộ môn Giáo dục học cũng có nhắc tới. Gia đình là căn cốt nơi tiếp xúc đầu tiên sơ khai nhất của mỗi người trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tuy nhiên cũng không tuyệt đối hóa vai trò của gia đình.
Mỗi người chúng ta đều không được lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn các mà chúng ta sẽ sống sẽ học tập và phát triển. Khi này gia đình dù có như thế nào cũng là điểm tựa và nơi chắp cánh, dìu dắt ta tới tương lai. Vai trò đầu tiên của gia đình là giáo dục, bảo ban mỗi người từ lúc sinh ra và mãi cả về sau này nữa. Bởi người thầy cô giáo đầu tiên của mỗi người chính là quý cha mẹ của ta, cha mẹ chính là gia đình chính là quê hương. Họ có mặt ngay khi ta xuất hiện trên cuộc này và cùng ta trưởng thành lớn khôn. Gia đình chứng kiến những dấu mốc quan trọng của mỗi người từ khi sinh ra, biết đi, biết nói và sẽ đồng hành cùng ta trên chặng đường về sau. Phía sau ta mỗi khi nhìn về luôn là gia đình đang ở đó cổ vũ cho ta tự tin bước tiếp trên con đường ta chọn. Chính điều này để thấy được rằng gia đình quan trọng và thiêng liêng như thế nào. Gia đình là nơi đồng hành, nơi sẻ chia, an ủi mỗi lúc ta gặp khó khăn, vấp ngã, chung vui những lúc ta thành công. Mỗi người đều là một niềm tự hào của chính gia đình họ. Tình cảm gia đình luôn khiến ta xúc động mỗi khi gợi nhắc về là tình cảm đẹp nhất của con người, tình cảm gia đình là tiền đề để mỗi người phát triển, có cho mình những đức tính tốt hình thành nhân cách đạo đức cần thiết. Gia đình có những thành viên vai trò, vị trí khác nhau, nhưng luôn yêu thương san sẻ cho nhau những gì tốt đẹp nhất, nuôi dưỡng tâm hồn ta và con người ta lớn khôn mà không cần bất cứ sự đền đáp nào.
Gia đình với mỗi người có ý nghĩa quan trọng như vậy, gia đình dạy ta hướng chúng ta thành một người con chăm ngoan trò giỏi, một người công dân sống có đạo đức, đem lại cho xã hội những giá trị tích cực. Gia đình là chốn tìm về, sẵn sàng rộng vòng tay chờ ta trở về lúc mệt mỏi, gặp bất trắc trong cuộc sống. Gia đình cũng đóng vai trò làm tiềm lực kinh tế giúp ta dễ dàng tiến gần hơn tới ước mơ của mình. Nơi san sẻ niềm vui, nỗi buồn tình yêu thương, cho ta những lời khuyên, chỉ bảo ta từ những lúc còn non trẻ cho tới khi trưởng thành. Gia đình gắn với những kỉ niệm những năm tháng thời thơ ấu, nơi những tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên được rong chơi, nhưng cũng là nơi có thể khiến ta thay đổi. Gia đình cũng mang những mặt tích cực và tiêu cực đó là ta cũng phần nào hình thành thế giới quan, tư duy cái nhìn đối với bên ngoài theo cách gia đình giáo dục, những ảnh hưởng từ gia đình đem tới những hệ lụy đáng tiếc. Sự thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, khuyết một trong hai, gia đình bất hòa không hạnh phúc hoặc lối giáo dục áp đặt, cổ hủ cũng khiến bản thân mỗi người sẽ bị kìm nén, phải sống bằng vỏ bọc. Không được là chính mình. Gia đình chính là cái nôi ban đầu quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ. Gia đình sẽ là nơi hình thành nên trong ta tình yêu thương, sự biết ơn, lòng hiếu thảo không chỉ dành cho cha mẹ ta mà còn là với mọi người, mọi vật xung quanh.
Ai rồi cũng sẽ phải lớn lên, tự bước đi trên con đường mình chọn bằng chính đôi chân của mình. Nhưng khi nhìn lại phía sau vẫn có gia đình ra ở đó cổ vũ khích lệ ta trước mọi gian khó, đồng hành với ta. Trong cuộc sống hiện đại, quan hệ xã hội được mở rộng nhiều thang đo mà tình cảm gắn kết giữa con người với con người đặc biệt là tình cảm gia đình là mắt xích quan trọng để gắn kết con người lại với nhau, xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn. Gia đình đã từ lúc nào nằm ở một góc nhỏ trong trái tim ta, để ta biết ơn làm hậu phương cho trong cuộc đời