Câu 1. Bạo lực học đường ở Việt Nam là gì?
- Là những biểu hiện bạo lực của học sinh, sinh viên trong giờ học, trong khuôn viên nhà trường
- Là một tệ nạn xã hội cần được xử lý một cách cứng rắn
- Là hiện tượng học sinh, sinh viên dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn
- Là một trào lưu của học sinh, sinh viên
Câu 2. Bạo lực học đường gây ra tác hại gì?
- Gây ra tổn thương về thân thể và tâm lý của nạn nhân
- Tạo ra sự phát triển nhân cách lệch lạc trong học sinh, sinh viên
- Làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường
- Gây ra tất cả những tác hại trên
Câu 3. Tại sao phải ngăn chặn bạo lực học đường?
- Vì đó là một trào lưu lệch lạc
- Vì học sinh có thể bị xử lý hình sự bởi hành vi bạo lực của mình
- Vì sự phát triển kinh tế – xã hội
- Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới việc học tập của học sinh nói riêng và sự giáo dục của nhà trường nói chung, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội
Câu 5. Nguyên nhân nào dưới đây gây nên tình trạng bạo lực học đường?
- Do danh dự của học sinh, sinh viên
- Do stress căng thẳng kéo dài
- Do ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân học sinh ở vào độ tuổi chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý.
- Do sự xúi giục của người khác đối với các em học sinh.
Câu 6. Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào của nạn nhân?
- Quyền bất khả xâm phạm về tài sản
- Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự
- Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe
- Tất cả các quyền trên
Câu 7. Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị sẽ bị pháp luật trừng trị như thế nào?
- Vì chưa thành niên nên sẽ không bị xử lý.
- Chỉ bị xử lý kỷ luật ở nhà trường
- Có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự (nếu hành vi gây nguy hại đủ lớn)
- Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 8. Độ tuổi để có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính được xác định là bao nhiêu?
- Từ 14 tuổi trở lên vi phạm do cố ý
- Từ 15 tuổi trở lên vi phạm do cố ý
- Từ 16 tuổi trở lên vi phạm do cố ý
- Từ 18 tuổi trở lên
Câu 9. Người chưa thành niên có hành vi gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người khác mà không có khả năng nộp phạt và khắc phục hậu quả thì ai là người thực hiện nghĩa vụ thay?
- Không có tiền thì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt và khắc phục hậu quả
- Cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay
- Chưa thành niên nên không không bị phạt tiền
- Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 10. Người có cử chỉ, lời nói thô bạo, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
- 100.000 đ đến 300.000 đ
- 200.000 đ đến 500.000 đ
- 500.000 đ đến 1000.000 đ
- 500.000 đ đến 700.000 đ
Câu 11. Hành vi đánh nhau, xúi giục người khác đánh nhau gây mất trật tự công cộng bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
- 100.000 đ đến 300.000 đ
2. 200.000 đ đến 500.000 đ
3. 500.000 đ đến 1000.000 đ
4. 500.000 đ đến 700.000 đ
Câu 12. Hành vi tụ tập đông người ở nơi công cộng người gây mất trật tự công cộng bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
- 100.000 đ đến 300.000 đ
- 500.000 đ đến 1000.000 đ
- 500.000 đ đến 1200.000 đ
- 500.000 đ đến 700.000 đ
Câu 13. Hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây??
- 2000.000 đ đến 3000.000 đ
- 500.000 đ đến 1000.000 đ
- 1000.000 đ đến 1200.000 đ
- 500.000 đ đến 1200.000 đ
Câu 14. Hành vi lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
- 1000.000 đ đến 3000.000 đ
- 500.000 đ đến 1000.000 đ
- 2000.000 đ đến 3000.000 đ
- 500.000 đ đến 1200.000 đ
Câu 15. Hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
- 100.000 đ đến 300.000 đ
- 500.000 đ đến 1000.000 đ
- 1000.000 đ đến 3000.000 đ
- 2000.000 đ đến 3000.000 đ
Câu 16. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác (bắt nạt hoặc đánh nhau) với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm (%) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- 9% trở lên
- 10 % trở lên
- 11 % trở lên
- 12 % trở lên
Câu 17. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác dưới 11 % nhưng thuộc trường hợp nào dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người
- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
- Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người
- Tất cả các trường hợp trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Câu 18. Từ bao nhiêu tuổi trở lên thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định của Bộ luật hình sự?
- 18 tuổi trở lên
- 16 tuổi trở lên
- 14 tuổi trở lên
- Tất cả các đáp án trên đều không chính xác.
Câu 19. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác được quy định tại điều bao nhiêu Bộ Luật hình sự?
- Điều 104
- Điều 93
- Điều 125
- Điều 127
Câu 20. Tội làm nhục người khác được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ Luật hình sự?
- Điều 120
- Điều 121
- Điều 122
- Điều 123
Câu 21. Tội giết người được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ Luật hình sự?
- Điều 91
- Điều 92
- Điều 93
- Điều 94
Câu 22. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác phải chịu hình phạt gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
- Phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm
- Cải tạo không giam giữ đến 3 năm
- Cải tạo không giam giữ đến 3 năm đến tù chung thân
- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
Câu 23. Tội làm nhục người khác phải chịu hình phạt gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
- Phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm
- Cải tạo không giam giữ đến 5 năm
- Cảnh cáo
- Cảnh cáo đến tù có thời hạn 3 năm
Câu 24. Tội giết người phải chịu hình phạt gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
- Phạt tù từ 5 năm đến 15 năm
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
- Phạt tù từ 7 năm đến 20 năm
Câu 25. Nếu nhìn thấy tình trạng học sinh đánh nhau em phải làm gì?
- Không làm gì cả, đó không phải việc của mình
- Lấy điện thoại quay
- Cổ vũ
- Ngăn chặn bằng các biện pháp cần thiết phù hợp với khả năng của bản thân
Câu 26. Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường em phải làm gì?
- Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường
- Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân?
- Tất cả các việc làm nêu trên