Cảm xúc về bài thơ Một chiều trung du

Đề tài thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà cầm bút trong văn chương, nhắc đến đề tài này ta nhớ ngay đến tác phẩm Một chiều trung du của Vũ Quần Phương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Sau đây, mời các em cùng Hocmai360 tìm hiểu bài viết cảm xúc về bài thơ Một chiều trung du. 


Dàn ý cảm xúc về bài thơ Một chiều trung du

Cảm xúc về bài thơ Một chiều trung du

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Quần Phương

- Giới thiệu về nội dung bài thơ Một chiều trung du

- Trích dẫn thơ

2. Thân bài:

- Nêu những đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của tác giả Vũ Quần Phương

- Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm, tóm gọn nội dung của toàn bộ bài thơ.

- Phân tích và nêu cảm xúc của bài thơ:

Phân tích bốn câu thơ đầu:

Buổi chiều đi trên vùng trung du 

Lá cọ se se ,gió trở mùa 

Vườn đồi cao thấp xanh tre trúc 

Trái bưởi vàng như trong truyện xưa 

+ Tác giả miêu tả khung cảnh lạnh lẽo, âm u của mùa đông với sự xuất hiện của “Lá cọ se se, gió trở mùa”

+ Bên cạnh đó còn là vườn đồi “cao – thấp”, đó chính là sự tượng trưng cho hình ảnh đối lập nhưng cân bằng, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự tồn tại và sự sống.

+ Trái bưởi vàng trong những câu chuyện cổ tích tượng trưng cho tình yêu, trái tim ấm nóng của chính tác giả.

+ Qua khổ thơ đầu ta cảm nhận được những hình ảnh đẹp đẽ của buổi chiều trung du với không khí trong lành, nhẹ nhàng, và truyền đạt những ý nghĩa sâu sắc.

Phân tích bốn câu thơ tiếp:

Nước bốn nghìn năm, nôi cổ sơ 

Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ 

Nơi vua cày ruộng ,quan trồng lúa 

Công chúa làm nương và dệt tơ . 

+ Nhấn mạnh sự lâu đời của đất nước, của vùng đấy trung du với sự tồn tại lên tới “bốn nghìn năm”, cỏ cây cũng đã quen thuộc.

+ Đây chính là nơi mà năm xưa nhà vua cày ruộng, là nơi mà những viên quan ra sức trồng lúa, những nàng công chúa làm nương, dệt tơ để xây dựng một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

+ Tác giả liệt kê hàng loạt những sự kiện, việc làm nhằm khẳng định truyền thống lâu đời và vững vàng của vùng đất trung du.

Phân tích bốn câu thơ tiếp:

Nôi cũ bây giờ con cháu xây

Khói trời công nghiệp lẫn trong mây 

Những đồi cọ thắm ôm thành phố 

Tiếng nhạc đài vang trên lá cây 

+ Tác giả như đang hoà mình vào trong thiên nhiên, vạn vật và so sánh giữa quá khứ và hiện tại giờ đây đã có sự khác biệt.

+ Nếu ngày xưa vùng trung du là một chiếc nôi cũ do con cháu xây nên thì giờ đây nó đã được khói trời công nghiệp bao quanh. Đây còn là sự minh chứng cho đổi thay của sự phát triển, tiên tiến, hiện đại đã tác động đến vùng trung du.

Tôi đến trung du, thu rất trong 

Sông Thao nước đỏ đến nao lòng 

Bỗng nghe ngân lảnh trong chiều biếc 

Một tiếng gầu va giếng đá ong.....

+ Tác giả đã đến trung du, và cảm nhận khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ nơi đây với mùa thu trong vắt và sông Thao nước đỏ quyến rũ

+ Không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà tác giả còn vận dụng cả thính giác để lắng nghe tiếng gầu va đập, nghe tiếng ngân lảnh,…

3. Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của toàn bộ bài thơ Một chiều trung du

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ.


Cảm xúc về bài thơ Một chiều trung du (hay và đầy đủ nhất)

Cảm xúc về bài thơ Một chiều trung du

Vũ Quần Phương là một nhà thơ tài ba của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông đều in đậm dấu ấn cá nhân và để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, một trong số đó phải kể đến bài thơ Một chiều trung du. Một chiều trung du là bài thơ xuất sắc viết về đề tài thiên nhiên kết hợp với những thông điệp, cảm xúc đặc biệt mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc.

Buổi chiều đi trên vùng trung du 

Lá cọ se se ,gió trở mùa 

Vườn đồi cao thấp xanh tre trúc 

Trái bưởi vàng như trong truyện xưa 

Nước bốn nghìn năm, nôi cổ sơ 

Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ 

Nơi vua cày ruộng ,quan trồng lúa 

Công chúa làm nương và dệt tơ . 

Nôi cũ bây giờ con cháu xây

Khói trời công nghiệp lẫn trong mây 

Những đồi cọ thắm ôm thành phố 

Tiếng nhạc đài vang trên lá cây 

Tôi đến trung du, thu rất trong 

Sông Thao nước đỏ đến nao lòng 

Bỗng nghe ngân lảnh trong chiều biếc 

Một tiếng gầu va giếng đá ong.....

Các tác phẩm của Vũ Quần Phương đều mang đậm sự trí tuệ, đặc biệt và vô cùng sâu sắc và khi đọc xong tác phẩm người đọc bao giờ cũng chiêm nghiệm và rút ra cho bản thân rất nhiều bài học quý giá, bài thơ Một chiều trung du cũng như vậy.

Đến với bốn câu thơ đầu tiên:

Buổi chiều đi trên vùng trung du 

Lá cọ se se ,gió trở mùa 

Vườn đồi cao thấp xanh tre trúc 

Trái bưởi vàng như trong truyện xưa 

Tác giả cảm nhận vẻ đẹp buổi chiều trung du với một không khí mát lạnh nhưng vô cùng trong lành với lá cọ se se vào lúc gió đang trở mùa. Điều đặc biệt ở đây là Vũ Quần Phương đã sử dụng hai hình ảnh tương phản nhau để miêu tả vườn đôi, đó chính là “cao-thấp”.

Đọc xong câu thơ người đọc cảm nhận được ẩn ý của tác giả khi miêu tả hai hình ảnh tưởng chừng như đối lập nhưng lại hoà quyện vào nhau. Đó chính là sự tương phản giữa âm dương, giữa sự sống và cái chết, câu thơ được tác giả lồng ghép những hình ảnh khéo léo nhằm truyền tải thông điệp đến sự sống và cái chết.

Hình ảnh trái bưởi vàng trong những câu chuyện cổ tích ngày xưa như trái tim ấm nóng của tác giả, như những tình cảm đặc biệt mà ông dành cho vùng đất trung du xinh đẹp và đặc biệt này.

Đọc xong khổ thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt chỉ riêng vùng đất trung du này mới có với không khí mát lạnh, trong lành và những bài học ẩn ý mà tác giả lồng ghép trong từng câu thơ.

Nước bốn nghìn năm, nôi cổ sơ 

Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ 

Nơi vua cày ruộng ,quan trồng lúa 

Công chúa làm nương và dệt tơ .

Đến với bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhấn mạnh về sự tồn tại lâu đời và vững mạnh của vùng đất trung du với “bốn nghìn năm” dựng xây và phát triển. Cỏ cây ở đây cũng đã quen thuộc với từng sự thay đổi ở nơi đây.

Đây là nơi mà nhà vua cày ruộng, nơi mà những viên quan tham gia trồng lúa, là nơi mà công chúa chăm chỉ làm nương và tham gia dệt tơ nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và đầy đủ hơn cho dân chúng.

Nôi cũ bây giờ con cháu xây

Khói trời công nghiệp lẫn trong mây 

Những đồi cọ thắm ôm thành phố 

Tiếng nhạc đài vang trên lá cây 

Đến với bốn câu thơ tiếp theo, người đọc cảm nhận được sự tinh tế của tác giả khi ông đã so sánh sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại của vùng đất trung du. Nếu ngày xưa nơi đây là chiếc nôi cũ do con cháu xây nên thì giờ đây nó đã được bao trùm bởi những làn khói công nghiệp lẫn trong trời mây.

Những đồi cọ xanh mướt vẫn ôm lấy thành phố và vang lên tiếng nhạc đài, đó chính là minh chứng cho sự phát triển, đổi thay và tiên tiến, hiện đại hoá của vùng đất trung du.

Tôi đến trung du, thu rất trong 

Sông Thao nước đỏ đến nao lòng 

Bỗng nghe ngân lảnh trong chiều biếc 

Một tiếng gầu va giếng đá ong.....

Đến với khổ thơ cuối cùng như một chuyến du lịch vùng trung du, tác giả ấn tượng với mùa thu trong vắt, sông Thao có màu nước đỏ đặc biệt khiến ai nhìn thấy cũng phải rung động. Và không chỉ cảm nhận bằng thị giác, ông đã dùng thính giác để lắng nghe tiếng ngân lảnh, tiếng gầu va gào thành giếng vô cùng thích thú.

Bài thơ Một chiều trung du là một bài thơ đặc biệt với sự kết hợp của nhiều hình ảnh thơ độc đáo với chủ đề thiên nhiên quen thuộc nhưng ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc, đây xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài trên.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question