Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè

Bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn trãi là bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè sống động, rực rỡ, qua đó bộc lộ tình cảm tha thiết của thi nhân dành cho quê hương, đất nước thân yêu. Sau đây, hãy cùng Hocmai360 Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè nhé!

Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè

Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Trãi

- Giới thiệu nội dung chính tác phẩm Cảnh ngày hè

- Nêu vấn đề nghị luận: Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè

- Trích thơ

2. Thân bài

a. Giới thiệu phong cách sáng tác của Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh ngày hè

b. Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè

* 4 câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên ngày hè:

- Câu thơ đầu: sự phá cách đầy táo bạo, mang ý nghĩa vô cùng ung dung tự tại, rời xa chốn đô thị phồn hoa của thi nhân

- 3 câu thơ tiếp: bức tranh đầy màu sắc tươi tắn và rực rỡ.

+ Gam màu sáng, màu nóng như: màu lục của cây hoa hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của cây hồng liên trì

+ Từ láy “đùn đùn”, tán rợp trương, phun, tịn mùi hương

=> Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đầy sống động, màu sắc và hương vị và thi vị

- 2 câu thơ tiếp: Bức tranh sinh hoạt náo nhiệt

+ “lao xao”: cho thấy sự ồn ào, náo nhiệt của phiên chợ cá

=> Vui và an lòng vì dân có thể có được bữa cơm ngon, có cuộc sống thanh bình và êm ả

+ “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”: nỗi niềm khắc khoải, đầy tâm tư.

- 2 câu thơ cuối: sự mong ngóng không nguôi của tác giả đối với đất nước

+ Điển tích “ngu cầm” là cây đàn của vua Ngu Thuấn

+ “Dân giàu đủ”

=> Dù thi nhân có nhàn rỗi ngắm thiên nhiên, nhưng trong lòng vẫn luôn trực trào, hướng đến sự bình yên của đất nước thân yêu.

3. Thân bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm nghĩ của bản thân

Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè

Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè

Phạm Văn Đồng có đã từng nhận định rằng “Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”. Thật vậy, độc giả có thể dễ dàng cảm nhận được tài hoa trong bút pháp của vị danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi qua tác phẩm “Cảnh ngày hè”. Nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè, qua đó bộc lộ tình cảm tha thiết dành cho quê hương, đất nước thân yêu.

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tịn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Nhà danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời đại xã hội có nhiều biến động, chống thù trong giặc ngoài, đời sống nhân dân khốn khổ,… do đó “thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một tầm vóc tư tưởng mà còn là một tâm hồn thơ nhạy cảm rất giàu chất thơ trước đất nước, con người và thiên nhiên”. 

Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 trong số 61 bài thơ của Bảo kính cảnh giới. Tác phẩm chứa đựng những cảm xúc chân thành và sâu lắng của nhà thơ đối với đất nước thông qua vẻ đẹp thiên nhiên cảnh ngày hè ở làng quê hồn hậu. Đồng thời, bài thơ cũng là bức tranh khắc họa nên vẻ đẹp tâm hồn của “thi sĩ mang tư tưởng nhân nghĩa” – Nguyễn Trãi.

Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp rực rỡ, đầy sống động và sắc màu của bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè:

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tịn mùi hương.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”, câu thơ là sự phá cách đầy táo bạo, mang ý nghĩa vô cùng ung dung tự tại của thi nhân. Câu thơ lục ngôn với cách ngắt nhịp đặc biệt 1/2/3 cho thấy sự chậm rãi đến bất thường. Nguyễn Trãi được biết đến là một nhà ái quốc vĩ đại, tài trí lỗi lạc, đức độ bao la, thế nhưng ở bài thơ, ông lai có thời gian ung dung, hóng mát. Chữ “Rồi” cho thấy sự hoàn thành, đã xong công việc, tác giả đã có thể “hóng mát” hòa mình vào thiên nhiên. “Ngày trường” có nghĩa là ngày dài lặp đi lặp lại, đối với một người luôn bận rộn việc nước, đảm việc dân, Nguyễn Trãi lại có thể hóng mát ngày qua ngày, đó như là một việc làm bất đắc dĩ. Bài thơ được viết trong khoảng thời gian ông lui về ở ẩn, do đó thời gian càng như dài bất tận, tâm hồn thi nhân càng thêm thư thản, hòa mình vào thiên nhiên, rời xa chốn đô thị phồn hoa. 

Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè

Dưới ngòi bút thư thái, tràn đầy sức sống, bức tranh thiên nhiên mùa hè được khắc một cách đầy màu sắc tươi tắn và rực rỡ.

Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tịn mùi hương.

Thi nhân sử dụng những gam màu sáng, màu nóng như: màu lục của cây hoa hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của cây hồng liên trì, nhằm cho thấy vạn vật tràn đầy sức sống, trỗi dậy, vươn mình rực rỡ dưới ánh mặt trời. Từ láy “đùn đùn” cho thấy sự bao phủ, giang rộng, “tán rợp trương”, như chiếm không gian tỏa bóng của cây hoa hòe. Cây thạch lựu ở bên hiên như đang vươn mình, phô ra hết vẻ đẹp rực rỡ của mình. “Hồng liên trì đã tịn mùi hương”, nghĩa là cây đang ở giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời, bát ngát hương thơm. Có thể thấy, Nguyễn Trãi đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đầy sống động, màu sắc và hương vị, khiến bạn đọc không khỏi thổn thức trước vẻ đẹp của thiên nhiên thực tại. 

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Nguyễn Trãi đã biến đổi góc nhìn đến cảnh sinh hoạt sống động, náo nhiệt của người dân làng chài. Từ “lao xao” cho thấy sự ồn ào, náo nhiệt của phiên chợ cá. Tuy nhiên, đó là biểu hiện của sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, ông cảm thấy vui và an lòng vì dân có thể có được bữa cơm ngon, có cuộc sống thanh bình và êm ả. Trong một buổi chiều tà ấm áp, náo nhiệt, từ xa thấp thoáng tiếng chợ cá, thi nhân ôn tồn cùng tiếng cầm ve ngân lên cùng nỗi niềm khắc khoải, đầy tâm tư. 

Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

Hai câu thơ là nỗi niềm, sự mong ngóng không nguôi của tác giả đối với đất nước. Nhà thơ sử dụng điển tích “ngu cầm” là cây đàn của vua Ngu Thuấn. Tương truyền, vào thời vua trị vị, đất nước được ấm no và thanh bình, do đó, Nguyễn Trãi tuy đã lui về ở ẩn, rời xa chốn đô thị phồn hoa, nhưng ông vẫn luôn hy vọng dân giàu nước mạnh, no đủ, thanh bình. Dù thi nhân có nhàn rỗi ngắm thiên nhiên, nhưng trong lòng vẫn luôn trực trào, hướng đến sự bình yên của đất nước thân yêu.

Bằng cách sử dụng sự kết hợp độc đáo lục ngôn xen thất ngôn, hình ảnh chân thật, sống động, tràn đầy sức sống, sử dụng các điển tích, giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bài thơ đã thành công khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên đầy tinh tế và khát vọng. Tưởng chừng như thi nhân đã có thể rãnh rỗi, “hóng mát” ngày trường, nhưng sâu trong thâm tâm của một nhà ái quốc vẫn luôn canh cánh về vận mệnh dân tộc, khao khát dâng hiến cho tổ quốc. Đồng thời, qua đó, ta còn thấy được vẻ đẹp sâu trong tâm hồn của Nguyễn Trãi, đó là một nhân cách vĩ đại, người con toàn thiện của dân tộc.

“Gió tây hây hẩy gác vàng… người như một ông tiên ngồi trong tòa ngọc. Cái tài hoa làm đẹp cho đất nước từ xưa chưa có bao giờ” – Nguyễn Mộng Tuân.

Bích Ngọc
20/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question