Cảm nhận về hai câu thơ “Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng/ Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam” nằm trong tập thơ Cửa mở của Việt Phương.
Tìm hiểu về tác giả Việt Phương và bài thơ Cửa mở
Tác giả Việt Phương
Tiểu sử:
– Nhà thơ Việt Phương tên thật là Trần Quang Huy
– Ngày sinh: 6/12/1928
– Ngày mất: 6/5/201
– Học vấn: Đậu tú tài thời Pháp thuộc
Cuộc đời:
– Năm 17 tuổi, tham gia hoạt động bí mật chống thực dân Pháp và từng bị bắt giam.
– Từ năm 19 tuổi, trở thành thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
– Bắt đầu làm việc tại Văn phòng Chính phủ từ năm 1947, phục vụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong suốt 53 năm, từ vị trí Phó Thủ tướng, Thủ tướng, đến Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Sự nghiệp:
– Năm 1970, xuất bản tập thơ “Cửa mở,” gây chú ý không chỉ trong công chúng mà còn cả trong giới chính trị.
– Các tác phẩm khác bao gồm “Cửa đã mở” (NXB Thanh niên, 2008), “Bơ vơ đông đảo” (NXB Hội Nhà văn, 2009), và “Cỏ dọc đường trần” (NXB Hội Nhà văn, 2010).
Hai câu thơ “Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng/ Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam”
Nguồn gốc hai câu thơ trên nằm trong bài thơ Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương. Bài thơ này nằm trong tập thơ Cửa mở được tác giả xuất bản năm 1970.
Nội dung: Hai câu thơ trên là nỗi lòng của tác giả trước sự ra đi của Bác (bài thơ được viết trong khoảng từ 4-10 tháng 9/1969, sau khi Bác Hồ kính yêu ra đi).
Cảm nhận về hai câu thơ “Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng/ Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam”
– Hai câu thơ thể hiện nỗi đau đớn xót xa của tác giả trước sự ra đi của Bác
– Nỗi niềm khao khát được nhìn thấy Bác trở về khoẻ mạnh, bình thường giữa khu vườn đầy nắng.
– Thể hiện tình yêu thương Bác chân thành sâu sắc, niềm kính trọng biết ơn của tác giả dành cho Bác.
– Nghệ thuật: điệp từ, sử dụng lời gọi đáp bộc lộ tình cảm thiết tha trìu mến; nghệ thuật nói giảm nói tránh “mấy ngày đi vắng” thể hiện mong muốn những mất mát không phải là hiện thực; giọng thơ xót xa, da diết…