Cảm nhận diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích: "Những đêm mùa đông trên núi cao... Đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi"

Đề bài: Cảm nhận diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích: “Những đêm mùa đông trên núi cao...Đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”. Từ đó nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cho A Phủ rồi chạy trốn phức tạp nhưng hợp lí, mang tính tất yếu. Qua đoạn trích Tô Hoài thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo, đồng cảm với số phận con người. Dàn ý và bài phân tích của Topbee dưới đây sẽ mang đến cho các bạn nguồn kiến thức tham khảo hay, hữu ích. Cùng theo dõi nhé.


Dàn ý Cảm nhận diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích: "Những đêm mùa đông trên núi cao... Đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi"

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu đoạn trích 

- Nêu vấn đề phụ

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị

2. Phân tích nhân vật Mị qua đoạn trích
- Không gian, thời gian: đêm mùa đông trên núi cao 

- Hành động hơ tay thổi lửa của Mị=> trạng thái vô cảm, bị tê liệt tâm hồn 

- “Mị lé mắt trông…đã xám đen lại”=> chi tiết khơi mở tình người và ý thức phản kháng trong Mị

- Đồng cảnh dẫn đến đồng cảm

- “…người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”=> nhận thức rõ được sự bất công

- Cắt dây trói => Tâm hồn Mị đã sống lại  

=> Tiếng nói đòi được sống, đòi tự do, là những bước chạy đạp đổ cường quyền, là bước chân đi tìm một cuộc sống mới với sự tự do và hạnh phúc

3. Giá trị ghệ thuật

4. Tấm lòng nhân đạo

- Bộc lộ niềm cảm thương cho số phận của những người dân bị áp bức

- Tố cáo, lên án chế độ phong kiến miền núi 

- Ca ngợi nâng niu và trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của những con người miền núi đặc biệt là nhân vật Mị .

- Ca ngợi sức sống tiềm tàng tấm lòng yêu thương con người yêu tự do trong Mị.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị tác phẩm


Cảm nhận diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích: "Những đêm mùa đông trên núi cao... Đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi"

Đọc tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố ta không thể quên đi hoàn cảnh của chị Dậu- cuộc đời khốn khó khi phải sống trong xã hội đầy rẫy bất công. Cho đến khi đọc đến tác phẩm “vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài ta mới nhận thấy rõ hơn, sâu sắc hơn nỗi khổ của người dân miền núi nói chung và điển hình là nhân vật Mị. Đặc biệt là qua những diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đoạn trích: “những đêm mùa đông trên núi cao... lao xuống”. Qua đoạn trích ta thấy rõ hơn được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài.

Ngay từ đầu tác phẩm Tô Hoài đã giới thiệu nhân vật một cách đầy ấn tượng. Ông không kể rõ về lai lịch của nhân vật Mị, nhà văn đã đặt Mị trong cái nhìn của những người ở xa về. Và giai đoạn nghiệt ngã nhất của cuộc đời Mị là những tháng ngày làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lý. Nhờ đó cảnh ngộ bi kịch của nhân vật hiện lên một cách chân thực, khách quan và gây được nhiều ấn tượng mạnh mẽ.

Cảm nhận diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích: "Những đêm mùa đông trên núi cao... Đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi"

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Tô Hoài chọn “đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn” để làm cảnh cho hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị. Phải chăng nhà văn muốn dùng cái đêm lạnh giá với không gian tối tăm của ngoại cảnh như một thủ pháp để làm nổi bật lên tấm lòng đồng cảm, khao khát sống, khao khát tự do dám đứng lên chống lại cường quyền của nhân vật Mị. Hành động hơ tay thổi lửa của Mị được nhà văn khắc họa một cách rõ nét trong nhiều tình huống: “đêm nào Mị cũng trở dậy thổi lửa hơ tay không biết bao nhiêu lần”. Thậm chí nếu A Phủ phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi “Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa”. Với một cây bút tài năng, sự quan sát tinh tế và độc đáo của Tô Hoài nhà văn muốn nhấn mạnh trạng thái vô cảm, bị tê liệt tâm hồn khi phải sống trong cảnh đầy đọa suốt bao năm tháng. “Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi” Mị không còn tâm trạng để ý đến mọi người xung quanh, phải chăng cảnh bị trói đứng đã diễn ra quá nhiều trong nhà thống lý đến mức chẳng còn gì phải ngạc nhiên đối với Mị nữa. Hơn thế nữa trong tâm hồn Mị đã chai sạn đến mức không còn cảm nhận được nỗi khổ của mình thì làm sao thấu hiểu được nỗi khổ của người khác.

“Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Một người dù can đảm đến mấy khi đứng trước tình cảnh ấy cũng không thể không rơi nước mắt. Đây là chi tiết quyết định bước ngoặt tâm trạng của nhân vật Mị, khơi mở tình người và ý thức phản kháng. Từ đồng cảnh tất yếu sẽ dẫn đến đồng cảm. Mị cảm nhận được nỗi đau đớn của A Phủ trong nỗi đau của chính mình. Thôi thúc Mị tiến thêm một bước ngoặc mới nhận ra tội ác của cha con nhà thống lý và căm thù chúng tột độ “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”. Mị biết căm thù cũng là biết yêu thương “cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị đã nhận thức rõ được sự bất công, đây cũng chính là cơ sở quan trọng dẫn tới hành động phản kháng cắt dây trói cứu A Phủ của Mị.

Khi tâm hồn Mị đã đủ mạnh mẽ để phản kháng lại tới mức không sợ hãi cái chết thì hành động tất yếu ấy sẽ xảy ra “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Hành động thật đẹp đẽ và mạnh mẽ biết bao nhiêu. Tâm hồn Mị dường như đã sống lại, Mị không chỉ giải thoát cho A Phủ khỏi cái chết mà đang tự giải thoát cho chính mình khỏi sợi dây trói vô hình suốt thời gian qua. “Cho tôi đi, ở đây thì chết mất” đó là tiếng nói đòi được sống, đòi tự do, là những bước chạy đạp đổ cường quyền, là bước chân đi tìm một cuộc sống mới với sự tự do và hạnh phúc.

Qua đoạn trích trên Tô Hoài đã diễn tả thành công diễn biến tâm lý và hành động nhân vật Mị. Tô Hoài đã chọn được một điểm nhìn hợp lý để khắc họa Mị: điểm nhìn từ bên trong. Mị được miêu tả trong trạng thái đối lập giữa vẻ bề ngoài nhịn nhục im lặng và niềm khao khát sống khao khát tự do mãnh liệt. Ngôn ngữ miêu tả nhân vật sáng tạo, giọng văn tha thiết mang đậm phong vị Tây Bắc giúp nhà văn diễn tả một cách sinh động chân thực hơn.

Qua nhân vật Mị Tô Hoài đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Nhân đạo ở đây là thương người vì con người mà lên tiếng đấu tranh bảo vệ những điều đúng đắn. Tô Hoài đã bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc cho số phận của những người dân bị áp bức. Tố cáo, lên án chế độ phong kiến miền núi tàn ác với những hủ tục lạc hậu. Ca ngợi nâng niu và trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của những con người miền núi đặc biệt là nhân vật Mị: một cô gái xinh đẹp tài giỏi và đầy tài năng. Ca ngợi sức sống tiềm tàng tấm lòng yêu thương con người yêu tự do trong Mị.

Tác phẩm vợ chồng A Phủ mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ. Dù khép lại trang văn nhưng những giá trị đó vẫn còn nguyên vẹn đến tận ngày nay khiến cho tác phẩm mãi luôn tỏa sáng, tồn tại trong lòng độc giả với những ấn tượng vô cùng sâu đậm.

Phương Thảo
13/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question