Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện trong đoạn thơ.
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2011, tr.155)
Bài làm
1. Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu.
– Giới thiệu đoạn trích thơ: Đoạn thơ thể hiện niềm tin mãnh liệt nhưng đồng thời cũng là nỗi băn khoăn, lo lắng của người phụ nữ trong tình yêu
2. Thân bài
a) Niềm tin vào tình yêu đích thực
– Hai chữ “đại dương”: Nói đến sự vô tận của biển cả mênh mông
– “Trăm ngàn” mang tính ước lượng hoá cũng là quy luật của tự nhiên: Con sóng muôn đời vẫn miên man, dạt dào tìm về bến bờ quen thuộc.
– “Con nào chẳng tới bờ” (khẳng định), “dù muôn vời cách trở” (điều kiện): Sóng dù muôn đời dù gặp bão tố phong ba ngăn cản vẫn vượt qua để đến với bờ.
=> Tựa như tình yêu của người phụ nữ luôn có sự tin tưởng, lạc quan sẽ vượt qua nghịch cảnh, thách thức để đến được với người mình yêu.
b) Những băn khoăn, lo lắng trong tình yêu
– “Cuộc đời” – “năm tháng”, “biển rộng” – “mây trời”, câu điều kiện “tuy –vẫn; dẫu – vẫn”, tính từ “dài – rộng – xa”: Tạo nên nỗi day dứt ám ảnh.
=> Đặt cái hữu hạn vào cái vô hạn tận của thời gian mới thấy được mọi thứ sao nhỏ bé, mong manh giữa cuộc đời vốn dài ngắn. Trong tình yêu, với người phụ nữ, điều ám ảnh nhất vẫn là sợ sự tàn phai (năm tháng tuổi trẻ, nhan sắc và tình yêu).
=> Trong sự lo lắng ấy vẫn luôn tin vào tương lai của tình yêu, ý nghĩa đích thực của tình yêu.
c) Khát vọng được bất tử hóa tình yêu
– “Làm sao”: Nỗi băn khoăn, mong mỏi, khát khao của người phụ nữ.
– “Tan ra”, “ngàn năm còn vỗ”: Không phải là biến mất, tan biến trong cõi hư vô mà là sự hi sinh, dâng hiến cao đẹp => Sự vĩnh hằng, bất tử hóa của tình yêu
=> Là khát vọng nhân văn, chân chính của nhà thơ ở người phụ nữ với trái tim đôn hậu, chân thành, mạnh mẽ.
d) Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu
– Đó là sự nhạy cảm, tinh tế, thủy chung son sắt cùng với đó là nỗi lo lắng, khát vọng, biết vượt lên trên mọi giới hạn để vĩnh viễn hóa tình yêu.
=> Đó là vẻ đẹp của một trái tim tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại
3. Kết bài
– “Sóng” là một hình tượng sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh. Qua hình tượng sóng, người đọc dễ dàng cảm nhận được vẻ trẻ trung, tâm hồn trong sáng của người con gái khi yêu. Đó là nét truyền thống xen lẫn hiện đại – một quan niệm mới mẻ của người phụ nữ trong thời đại mới.