Ta tự hào khi sinh ra và lớn lên trong một đất nước có truyền thống lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta được hưởng một nền tự do độc lập ấy là nhờ có sự hy sinh máu xương của biết bao thế hệ cha anh đi trước, có những người ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Để ghi nhớ những công ơn lớn lao ấy, mỗi chúng ta phải biết tri ân với lòng thành kính và gìn giữ nền độc lập ấy. Sau đây, mời các em chúng ta cùng tìm hiểu bài viết Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử Kim Đồng để hiểu hơn về người Đội trưởng nhỏ bé của chúng ta nhé.
Giới thiệu về nhân vật lịch sử Kim Đồng
+ Anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929 mất năm 1943. Quê anh thuộc xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng.
+ Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, có một người anh trai tham gia cách mạng và cũng hy sinh khi còn nhỏ tuổi.
+ Anh sớm có tinh thần yêu nước, giác ngộ Cách mạng và được mặt trận Việt Minh nuôi dưỡng và tham gia vào trong tổ chức Việt Minh.
+ Ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi anh đã giúp các cán bộ chiến sĩ cách mạng những công việc chuyển phát thư, thuyền tin, nghe ngóng các thông tin của giặc để báo cáo kịp thời.
+ Anh là một người thông minh, nhanh nhạy nên được Đảng tin tưởng giao cho các nhiệm vụ.
+ Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc.
+ Năm 1943 ở vùng Pác Pó đã bị quân dịch tấn công đánh phá dữ dội. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình để cho cán bộ tránh đi vì thế anh đã hy sinh anh dũng.
+ Anh trở thành một tấm gương sáng cho thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người dân Việt Nam noi theo.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử Kim Đồng
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, anh sinh năm 1929 là người dân tộc Nùng quê anh thuộc xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, ngay từ nhỏ anh đã sớm được cán bộ Việt Minh chỉ dạy và giác ấy. Anh hy sinh năm 1943 khi ấy tròn tròn 15 tuổi và anh cũng được biết đến chức danh vị Đội trưởng Đội nhi đồng cứu quốc chính là Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh ngày nay.
Sinh ra là một người con út trong gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm, anh trai sớm tham gia cách mạng và đã hy sinh khi còn trẻ. Anh phải tự sống một mình và trải qua những ngày tháng chứng kiến các cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc. Năm 1940 ở đây bấy giờ đã có phong trào cách mạng, anh Dền cùng anh trai đã được giác ngộ và tham gia cùng với các bộ chiến sĩ mặt trận Việt Minh các công việc như: chuyển phát thư, truyền tin, canh gác địch và nhờ có niềm yêu nước nồng nàn và tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ anh đã trở thành liên lạc viên viên tin cậy của tổ chức Đảng. Cũng tại quê hương Cao Bằng, năm 1941 sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về và anh có dịp được gặp bác ở căn cứ địa cách mạng. Những tháng ngày tiếp theo anh Dền vẫn hăng say tiếp tục các công việc như truyền báo tin, chuyển thư, nghe ngóng tình hình bên giặc, đưa đường cho các cán bộ khỏi vòng vây, sự theo dõi của kẻ thù. Khi ấy anh Dền cũng là một chàng thiếu niên như bao đứa trẻ khác, nhưng nhờ việc sớm giác ngộ với cách mạng mà anh cũng cho thấy mình là một chàng trai vô cùng nhanh nhạy và thông minh, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc.
Khi anh bạn đồng trang lứa khác tiếp tục lớn lên, được nhìn thấy các chiến tích thắng lợi vang dội của quân dân ta thì anh ở lại đó với tuổi 15 tươi trẻ và nhiều hoài bão, một sự tiếc thương vô bờ bến cho kiếp người. Anh còn sống mãi với hình một chú bé loắt choắt với đôi chân thoăn thoắt và miệng lúc nào cũng huýt sáo vang. Sự kiện khiến anh mãi nằm lại ấy là vào ngày ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi. Bấy giờ là năm 1943 ở vùng Pác Pó đã bị quân dịch tấn công đánh phá dữ dội. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình để cho cán bộ tránh đi. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Tiếc thay, anh Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Sự hy sinh của anh đã cứu được cán bộ chiến sĩ khác của ta tuy vậy cũng để lại bao điều đau xót nhớ thương, Anh Kim Đồng đã trở thành một tấm gương sáng cho thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người noi theo.Tuy nay anh đã đi xa nhưng sâu thẳm trong tim anh vẫn sẽ là người đội trưởng nhỏ sống mãi trong lòng các thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam.
Nhờ có anh Kim Đồng và những anh hùng cách mạng khác đã không tiếc gì mà hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ cho nền độc lập cho những người còn ở lại, thật đáng tự hào và học tập. Đã tiếp thêm một tinh thần của thanh niên, của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay và mai sau phải luôn học tập và lao động, sống yêu thương. Có trách nhiệm với đất nước với những gì mà đã phải dùng sự đánh đổi máu xương mới có được, biết gìn giữ và dựng xây vun đắp từng ngày.