Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là một trong những tác phẩm nổi bật của nền văn học Việt Nam. Hãy cùng trả lời những câu hỏi Phiếu học tập Vợ nhặt (Kim Lân) Tìm hiểu về nhân vật Tràng nhé!

Phiếu học tập Vợ nhặt (Kim Lân) Tìm hiểu về nhân vật Tràng

Trả lời Phiếu học tập Vợ nhặt (Kim Lân) Tìm hiểu về nhân vật Tràng

Xuất thân, lai lịch: Tràng là một anh con trai nghèo khổ, làm nghề kéo xe bò để sinh sống. Cha và em gái anh chết trong nạn đói, nên giờ đây chỉ còn anh và mẹ sống nương tựa vào nhau. Hai con mẹ con ở trong một ngôi nhà ở cuối xóm ngụ cư, chẳng có ai thèm đoái hoài đến. Không những vậy, vì là người từ nơi khác tới sinh sống, thế nên Tràng cũng bị người dân trong xóm coi khinh, chỉ có lũ trẻ là trêu chọc anh mỗi khi anh đi làm về.

Hành động “nhặt vợ”: Hành động nhặt vợ của Tràng đã cho thấy anh là một người có tấm lòng lương thiện, nhân hậu. Giữa cảnh cái đói hoàn hành, cuộc sống của mình còn chưa lo xong, sao ai dám nghĩ tới việc cưới vợ, có thêm một miệng ăn phải lo? Thế nhưng, Tràng vẫn chấp nhận thị, đưa cô về nhà làm vợ mình mà không cần suy tính đến chuyện tương lai. Điều đó cũng cho thấy được giá trị rẻ rúng của con người trong thời kì nạn đói.

Diễn biến tâm lí của Tràng sau khi quyết định “nhặt vợ” (khi quyết định đưa thị về; trên đường về nhà; khi về đến nhà; sáng hôm sau khi tỉnh dậy):

+ Khi quyết định đưa thị về: Sau hai lần gặp mặt, cũng như vài câu nói bông đùa xã giao và bốn bát bánh đúc, thị đã quyết định theo Tràng về làm vợ. Sau lúc đó, Tràng thấy “chợn” (sợ) nhưng rồi cũng tặc lưỡi chậc kệ.

-> Quyết định liều lĩnh có vẻ bốc đồng bởi bản thân bởi bản thân anh vẫn còn đang chịu đói, chịu khát vậy mà anh vẫn dám vác theo “của nợ” về nhà. Bề ngoài có vẻ là hành động bốc đồng, thế nhưng sâu thẳm bên trong là tấm lòng thương người và niềm khao khát có được sự hạnh phúc cho riêng bản thân mình.

+ Trên đường về nhà: “Gương mặt phớn phở, tủm tỉm cười nụ”, “2 mắt sáng lên lấp lánh”, thậm chí “cái mặt còn vênh lên tự đắc”

-> Tràng đã thay đổi so với trước đây, không còn là đứa trẻ to xác nữa mà thay vào đó đã có những hành động, suy nghĩ chín chắn hơn. Qua những chi tiết đó, chúng ta cũng có thể thấy rằng Tràng đã trưởng thành.

+ Khi về đến nhà: Tràng khéo léo nói tránh với thị về lí do vì nhà cửa bừa bộn “Không có người đàn bà nhà cửa thế đấy” cũng như giao phó, tin tưởng vào bàn tay của thị. Khi thấy thị khép nép ngồi ở mép giường, Tràng cũng “sờ sợ” với những suy nghĩ lo lắng cho người vợ mới của mình. Còn tới khi me mình nghi ngờ, khó hiểu về sự xuất hiện của một người đàn bà lạ trong nhà của mình, Tràng cũng lí giải rằng đó là do “duyên – số – kiếp” những điều mà người xưa tin tưởng khi nói tới mối duyên lành.

-> Tràng đã trưởng thành hơn, biết lo lắng cho người khác, cũng như cũng là chững chạc, kín kẽ hơn trong lời nói của mình.

+ Sáng hôm sau khi tỉnh dậy: Tràng tỉnh dậy muộn vào sáng hôm sau, thấy trong người “êm ái lửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Hạnh phúc đến bất ngờ khiến Tràng ngỡ ngàng không dám tin vào mắt mình. Khung cảnh quen thuộc thường ngày giờ đây dường như đã trở nên mới lạ hơn, đó không chỉ là sự thay đổi của ngôi nhà, đó còn là sự thay đổi từ trong tâm hồn của anh cu Tràng.

-> Tràng đã thay đổi hoàn toàn về suy nghĩ cũng như cảm xúc. Giờ đây anh đã có một mái ấm nhỏ của riêng mình, anh phải trở thành một người khác, anh cũng phải lo lắng, cũng như chăm sóc cho gia đình nhỏ ấy. Tràng cũng háo hức, tự hào vì mình đã có thể chăm sóc cho người khác. Tràng đã nhận thức được chính mình, nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong gia đình. Sự thay đổi đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật, đánh dấu sự trưởng thành thật sự của người đàn ông.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *