“Nhớ đồng” là những suy nghĩ, những cảm nhận, những nỗi nhung nhớ của người lính khi đang bị giam giữ trong chốn ngục tù. Hãy cùng trả lời những câu hỏi Phiếu học tập Nhớ đồng (Tố Hữu) Tìm hiểu dòng hồi tưởng cuộc sống bên ngoài nhà tù nhé!

Phiếu học tập Nhớ đồng (Tố Hữu) Tìm hiểu dòng hồi tưởng cuộc sống bên ngoài nhà tù1

Trả lời Phiếu học tập Nhớ đồng (Tố Hữu) Tìm hiểu dòng hồi tưởng cuộc sống bên ngoài nhà tù

– Dòng hồi tưởng cuộc sống bên ngoài nhà tù của tác giả:

+ Cảm hứng từ những câu hò: Những câu hò được xuất hiện nhiều lần trong bài, qua đó thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc của người lính trong thời gian bị giam cầm trong ngục tù.

– Đó là cảm xúc cô đơn, trống vắng khi bị tách biệt khỏi cuộc sống bên ngoài. Người lính giờ đây như đã bị những khó khăn của cuộc sống ngục tù làm cho cảm thấy trống vắng, hiu quạnh:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò

– Khi bị tách biệt với cuộc sống nhộn nhịp thường ngày ở ngoài kia, anh lại thấy lòng mình xao xuyến, anh nhớ tới quê hương của mình. Không chỉ vậy, anh còn nhớ những kỉ niệm ở chốn quê hương ấy gắn liền với kí ức của anh:

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

-> Hai câu hò được lặp lại như càng nhấn mạnh cho chúng ta những cảm xúc của người chiến sĩ. Đó tiến than khắc khoải của người chiến sĩ yêu nước, yêu đời. Không chỉ vậy, hai câu hò còn có tác dụng liên kết nội dung bài thơ với nhau trở thành một khối liền mạch.

+ Khung cảnh cuộc sống trong dòng hồi tưởng: Cuộc sống nơi đồng quê hiện lên qua những điều bình dị, mộc mạc, thân thuộc gần gũi trong kí ức của tác giả: cồn thơm, ruộng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng,…

-> Tất cả những điều tưởng chừng như đơn sơ, bình dị ấy lại thật gần gũi quen thuộc với người chiến sĩ làm sao. Nhưng nỗi nhớ thương ấy lại bị chính những xiềng xích, gông cùm của hiện thực làm cho người chiến sĩ tuy nhớ thương quê hương nhưng cũng chỉ đành bất lực.

+ Nỗi nhớ con người: Con người cũng là một yếu tố quan trọng được người chiến sĩ nhớ tới:

Đâu những lưng cong xuống luống cày

Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?

Đâu những hồn thân tự thuở xưa

-> Không chỉ nhớ đến cảnh vật, người chiến sĩ cũng nhớ tới những người thân yêu của mình, đó là cha mẹ, là gia đình, cũng là những người nông dân hiền lành chất phác. Họ là những người hùng thầm lặng vẫn ngày ngày cống hiến một phần công sức của mình cho chiến thắng mai đây của dân tộc. Đó là nỗi nhớ chân thật nhất xuất phát từ trái tim của người con xa quê.

+ Khát vọng tự do: Người chiến sĩ tuy sống trong gông cùm của ngục tù thế nhưng vẫn chưa bao giờ đánh mất đi hi vọng cuộc sống:

Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng

-> Tinh thần, ý chí cuộc sống hừng hực đã khiến cho con người có được sức sống trong những ngày khó khăn nhất của cuộc đời. Chỉ cần có hi vọng, thì con người ta vẫn có thể tìm thấy ánh sáng cuối con đường cho dù có gian lao, vất vả tới đâu đi chăng nữa.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *