Đề bài
Cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau:
“Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rãi đồng vàng thơm”.
(Trích “Tiếng chim buổi sáng” – Định Hải)
Hướng dẫn làm bài cảm nhận đoạn thơ Tiếng chim lay động lá cành
A. Yêu cầu chung.
HS năm được dạng bài tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ
– Viết dưới dạng một đoạn văn.
B. Yêu cầu cụ thể.
HS chỉ ra được dấu hiệu nghệ thuật và tác dụng của các dấu hiệu nghệ thuật đó trong đoạn thơ:
– Điệp ngữ cách quảng “tiếng chim” lập lại 4 lần ở bốn dòng thơ liên tiếp, gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh âm thanh quen thuộc của tiếng chim trong cuộc sống, đó cũng là âm thanh của thiên nhiên trong sự cần thiết của đời sống con người.
– Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng ở tất cả các dòng thơ miêu tả tiếng chim. Các động từ: lay động, đánh thức, gợi cho ta nghĩ đến những hoạt động của con người. Đồng thời cũng cảm nhận tỉnh tề về tác động của âm thanh đó đến thế giới thiên nhiên, nó làm cho sự vật xung quanh tràn đầy sức sống, vạn vật thức giấc một ngày mới trong niềm hân hoan. Tiếng chim còn thôi thúc vạn vật thức dậy lao động làm việc để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
– Điệp ngữ và nhân hóa kết hợp một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng chim buổi sáng mà còn gợi lên bao suy ngẫm về sự cần thiết của thiên nhiên với con người. Sự hòa hợp của con người với thiên nhiên để những âm thanh của thiên nhiên không vắng bóng đi trước cuộc sống hôm nay.
– Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu thiên nhiên và lời nhắn gửi từ đoạn thơ tới mỗi người: Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.