Skip to content
Danh mục:

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Dừa ơi

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Dừa ơi hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Dừa ơi đầy đủ nhất.

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Dừa ơi – Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Dừa vẫn đứng hiên ngang cap vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương

(Trích Dừa ơi!- Lê Anh Xuân NXB Giáo Dục 1982)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Xác định thể thơ và nêu nội dung

Câu 3: Chỉ và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 4: Qua hình ảnh cây dừa gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: PTBĐ: Biểu cảm

Câu 2: Thể thơ của đoạn trên là tự do (kết hợp linh hoạt câu 7 và câu 8). Nội dung chính của đoạn thơ là bộc lộ tình yêu con người, quê hương của tác giả thông qua hình ảnh cây dừa trải qua thử thách của chiến tranh (hình ảnh hai lần máu chảy), ca ngợi tinh thần yêu nước, yêu quê của dân làng.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ là:

– Nhân hóa: (“thân dừa đã hai lần máu chảy”, “đau thương”, “oán hờn”, “dừa vẫn đứng hiên ngang”, lá…”rất mực dịu dàng”)

– Ẩn dụ: hình ảnh dừa với dân làng (Trừ cặp câu cuối, những tính từ chỉ dừa như “đau thương”, “oán hờn”, “đứng hiên ngang”…).

– So sánh (từ so sánh “như”)

– Điệp cấu trúc: “Biết mấy+…” => nhấn mạnh sự mất mát của quê hương trong chiến tranh. Tuy nhiên, người dân không yên vị ở thế bị động mà nuôi dưỡng “oán hờn” chờ đợi cơ hội vùng lên đấu tranh.
Hiệu quả của các biện pháp trên chính là mượn hình ảnh dừa để thể hiện hình ảnh người dân miền Nam trong chiến tranh, chịu đau thương, chịu áp bức mà vẫn bất khuất, kiên cường. Dừa vừa là cầu nối tác giả với quê hương vừa là biểu tượng nhân dân miền Nam trong lòng tác giả – biểu tượng của tình yêu Tổ quốc, nung nấu ý chí chống Mỹ cứu nước, đồng thời lại rất mực thân thương (“xanh dịu dàng”) cùng nhân cách cao đẹp (“đứng hiên ngang”).

Câu 4: Hình ảnh cây dừa gợi cho em  những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Dừa ơi – Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Vẫn như xưa vườn dừa quê nội

Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn

Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy

Biết mấy đau thương , biết mấy oán hờn

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ như như bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương

( Lê Anh Xuân – Dừa ơi )

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: Gọi thêm các biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên

Câu 3: Nêu nội dung đoạn thơ

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (Thông thường thơ sẽ có phương thức biểu đạt này, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ sẽ có thể kết hợp nghị luận hoặc tự sự.

Câu 2: BPTT:

– Nhân hóa: đứng, dịu dàng

– So sánh : câu cuối

=> Làm bài thơ giàu sức gợi hình gợi cảm, làm nổi bật vẻ đẹp của cây dừa và ý nghĩa của dừa đối với nhân dân.

Câu 3: Nội dung: Vẻ đẹp hiên ngang, anh hùng của cây dừa và tấm lòng thủy chung tình nghĩa của cây dừa đối với nhân dân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *