Chúng ta luôn phải trưởng thành, lớn lên, tiếp xúc với môi trường mới đầy rẫy cái khó khăn, cái gian khổ, xấu xa, và tự mình gánh vác trách nhiệm, cuộc sống của bản thân, đi vào một khuôn phép áp lực, mệt mỏi. Chính những điều đó đã kìm hãm phút giây thư giãn, thoải mái, hạnh phúc, vui vẻ của chúng ta. Khiến ta nhận ra rằng phải luôn trân trọng hạnh phúc, có cái nhìn tích cực về mọi điều xung quanh bởi hạnh phúc có từ cái bé nhất, thay vì sống tiêu cực, tự khiến mình bực bội, căng thẳng. Trả lời Dù đục dù trong con sông vẫn chảy đọc hiểu để thấy tiếng nói đồng cảm thấu hiểu ây.nhé!
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy đọc hiểu – Đề 1
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ trong khổ thơ:
“Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.”
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với lời khẳng định dưới đây của tác giả không? Vì sao?
“Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.”
Câu trả lời
Câu 1:
– Thể thơ của bài thơ trên: tự do
Câu 2: Biện pháp tu từ:
– Điệp cấu trúc: Dù….
– Đối: đục – trong; cao – thấp; phàm tục – tu hành.
Câu 3:
Chúng ta có thể hiểu câu thơ như sau: Cuộc sống xung quanh ta vốn không bằng phẳng và chứa nhiều ngang trái, oái oắm hay thậm chí là những điều xấu xa, tồi tệ, để có một đời thật dịu êm, chảy trôi không có bất kì điều gì khó khăn, thứ thách thì là một điều không thể nhưng cũng không đến mức phải bần cùng, tồi tệ. Thế nên chúng ta không nên đòi hỏi cuộc đời phải tròn vẹn như điều mà ta hằng mong muốn, mà hãy làm cho tâm hồn của bản thân mình “tròn” – là luôn sống tích cực, có cái nhìn đúng đắn, lạc quan trước cuộc đời, trước những thử thách, không sợ hãi cũng không hèn nhát và không bao giờ phải sợ thất bại.
Câu 4:
– Đồng tình với quan điểm của tác giả. Bởi hạnh phúc cũng tựa như bầu trời, có ở khắp nơi mà không thể bị che khuất. Hạnh phúc không khó để tìm kiếm, chỉ khi chúng ta sống quá bị quan, nhạt nhẽo và mỏi mệt thì mới không phát hiện ra những điều kì diệu có được từ hạnh phúc, hạnh phúc xuất phát từ điều nhỏ bé, giản đơn, không cầu kì cũng chẳng tốn tiền.Tất cả mọi người đều có thể có được hạnh phúc và chính họ sẽ có thể tạo nên hạnh phúc đó cho riêng bản thân mình.
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy đọc hiểu – Đề 2
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2: Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.
Câu 4: Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?
Câu trả lời
Câu 1:
– Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận
Câu 2:
– Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối
– Tác dụng của các biện pháp tu từ nhằm làm cho câu thơ có nhịp điệu, sinh động, đặc sắc hơn, qua đó giúp cho bài thơ bộc lộ rõ được tầng ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm đến cho người đọc
Câu 3:
Hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.
– Đường đời trơn láng: tức chỉ một cuộc sống thuận lợi, may mắn, không bao giờ gặp phải những gập ghềnh, khó khăn, thử thách.
– Chắc gì ta nhận ra ta: Ám chỉ việc bản thân mình không thể thẩm thấu, hiểu được cốt cách, tài năng của bản thân
=> Qua đó ta hiểu được rằng nếu trong cuộc đời, ta gặp quá nhiều điều thuận lợi, không h gặp bất cứ khó khăn nào thì con người không thể biết được những khả năng và giá trị thực sự mà bản thân sở hữu. Hay đến khi gặp phải tình huống bất ngờ thì không biết cách xử lý, làm việc thậ chu toàn.
Câu 4: Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?
Câu thơ đầu của bài thơ: “Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy” khiến em ấn tượng nhất. Bởi em nhận ra rằng trong cuộc sống, dù có khó khăn, cực nhọc, không công bằng, chứa đựng đầy sự mệt mỏi, áp lực hay trái ngược là một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ, êm ấm thì chúng ta vẫn luôn phải sống, tiếp túc trải qua hết quãng thời gian ngắn ngủi của đời người như cách “con sông vẫn chảy”.
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy đọc hiểu – Đề 3
Câu 1: Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
” Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
” Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Câu 4: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Câu trả lời
Câu 1:
– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: biểu cảm
Câu 2: Ý nghĩa 2 câu thơ:
“Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”
– “Đất” – nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Cũng như cuộc sống trong cõi đời này không chỉ dành riêng cho bất kì một ai mà dành cho tất cả mọi người. Đưa đến những cơ hội để con người cùng nhau thi đua, phát triển, vươn mình lên đến một tương lai tươi sáng, tỏa sáng rực rỡ và tràn đầy phấn khởi
Câu 3: Tác giả cho rằng:
“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta”
– “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, bình yên, không có trở ngại, khó khăn. Con người cũng không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức thì khi bất chợp những điều đó xảy đế thì không thể kịp trở tay, chạy đến được vạch đích mà bản thân mình hằng mong muốn.Con người chỉ khi có trải nghệm, vượt qua thử thách mới hiểu rõ chính mình từ năng lực, phẩm chất và dần trở nên trưởng thành hơn.
Câu 4:
– Dù là ai, làm gì hay có địa vị xã hội thế nào thì cũng phải sống từ những điều nhỏ bé nhất, biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống, bởi những điều nhỏ bé sẽ giúp ta trở nên hạnh phúc, tiếp thu được tri thức mới và trang bị thêm cho chính bản thân kiến thức kinh nghiệm áp dụng được vào trong cuộc sống, công việc, học tập.