Skip to content
Danh mục:

Đọc hiểu Tư cách mõ

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tư cách mõ: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Những lời thoại Lộ à mày Chà cỗ to ấy nhỉ, tham như mõ là lời của ai? Hướng tới đối tượng nào và nhằm mục đích gì? Anh cu Lộ phản ứng như thế nào trước những lời nói xung quanh về mình? Tại sao?

Đọc đoạn trích:

Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đảo thế nào, mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu:

– Lộ à, mày? Cũng có người để thêm: Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại … bở! (…)

– Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: Tham như mỡ. A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!… Từ đấy, không những hẳn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi! Cứ vậy, hẳn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hẳn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh để tiện…

(Trích Tư cách mõ – Tuyển tập Nam Cao, NXB Lao động, 2010, tr.205-206)

Đọc hiểu Tư cách mõ

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Những lời thoại Lộ à mày Chà cỗ to ấy nhỉ, tham như mõ là lời của ai? Hướng tới đối tượng nào và nhằm mục đích gì?

Câu 3. Anh cu Lộ phản ứng như thế nào trước những lời nói xung quanh về mình? Tại sao?

Câu 4. Anh/ chị hiểu gì về bài học cuộc sống được thể hiện trong câu văn sau: Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách của người khác nhiều lắm, nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người khác là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự.

Câu 2.

Những lời thoại Lộ à mày Chà cỗ to ấy nhỉ, tham như mõ là lời của những người dân làng hướng tới Lộ và nhằm dè bỉu tính cách của anh.

Câu 3.

Sau khi nghe quá nhiều lời rè bỉu khinh bỉ của mọi người, Lộ đã từ con người hiền lành biến chất thành con người tham lam đúng như lời nói của mọi người.

Câu 4.

Từ câu nói trên, chúng ta có thể rút ra bài học rằng trong cuộc sống rằng phải cần dành sự tôn trọng cho người khác và không được khinh thường, chê bai họ vì nó có thể sẽ gây ra những tổn thương và ảnh hưởng đến nhân cách của người đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *