Câu ví dặm – một nét đẹp văn hóa truyền thồng của xứ Nghệ, cùng Hocmai360 trả lời Đọc hiểu Ví dặm thương (Mặc ai giận, mặc ai thương nỏ biết) để thấy được nét truyền thống quý giá của dân tộc ta nhé!
Đọc hiểu Ví dặm thương (Mặc ai giận, mặc ai thương nỏ biết)
Câu 1 (NB): Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2 (TH): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ (4).
Câu 3 (TH): Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu thêm điều gì về vai trò của câu ví trong đời sống tinh thần người dân xứ Nghệ:
Câu ví đượm buồn vui đau khổ
Giống người dân xứ Nghệ ngàn đời
Câu ví dạy tôi biết ăn, biết ở
Như ông bà, cha mẹ, làng tôi.
Câu 4 (VD): Tình cảm của nhân vật trữ tình đối với ví dặm trong bài thơ trên có ý nghĩa gì với anh/chị?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
Thể thơ: tự do
Câu 2:
– Biện pháp tu từ: Liệt kê (quả cà, quả ớt, vệt bùn)
– Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu, âm hưởng, giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm, thể hiện được vẻ đẹp mộc mạc của câu ví dặm.
+ Câu ví mang trong mình bao nỗi vất vả gian truân thiếu thốn của cuộc sống lam lũ đời thường.
Câu 3:
Vai trò của câu ví trong đời sống tinh thần người dân xứ Nghệ qua khổ (4):
– Câu ví là tấm gương soi chiếu bao tâm sự vui buồn trong cuộc sống của người dân xứ Nghệ.
– Qua câu ví, cha ông còn truyền lại cho hậu thế những bài học nhân sinh, đạo lí làm người.
– Câu ví giúp mỗi người học thêm những điều bình dị mà sâu lắng trong cuộc sống
Câu 4:
Tình cảm của nhân vật trữ tình đối với ví dặm trong bài thơ trên có ý nghĩa quan trọng đối với em. Bài thơ trên đã gợi nhắc mỗi người cần biết trân trọng câu ví dặm – một nét đẹp văn hóa truyền thồng của xứ Nghệ. Từ biết góp sức mình bảo tồn, phát huy giá trị ví dặm trong cuộc sống hiện đại.