Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính.

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Bính và bài thơ Xuân về

Tác giả Nguyễn Bính

Tiểu sử:

– Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính

– Sinh ngày: 13/2/1918

– Quê quán: Làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

– Mất mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà

Cuộc đời:

– Bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi

– Năm 1937, nhận giải khuyến khích thơ của nhóm Tự lực văn đoàn với tập thơ “Tâm hồn tôi”

– Tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, sau đó tập kết ra Bắc năm 1954

– Làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam và Ty Văn hóa Thông tin Nam Hà

– Năm 1958, làm chủ bút báo “Trăm hoa”

– Mất ngày 20/1/1966 (tức ngày 29 Tết) tại nhà riêng của một người bạn ở thôn Mạc Hạ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Sự nghiệp:

– Thơ Nguyễn Bính được biết đến với phong cách “chân quê,” giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng và trong sáng, mang đậm chất trữ tình như ca dao.

– Giáo sư Lê Đình Kỵ nhận xét: “Nổi bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, ở cảm xúc lẫn tư duy, ở cả ý, tình, và điệu,…”

Bài thơ Xuân về

Bài đọc

XUÂN VỀ

Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, ngành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi…

Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vô

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Xuân về được sáng tác năm 1937 in trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính. Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bính là thi sĩ viết nhiều về  mùa xuân hơn cả, thậm chí ông còn được mệnh danh là “thi sĩ mùa xuân”, trong đó  Xuân về có thể xem là tác phẩm nổi bật.

Nội dung: Nội dung chính của bài thơ Xuân về chính là bức tranh về cảnh xuân, tình xuân được tác giả vẽ bằng ngôn từ bình dị, thân thuộc.

Ý Nghĩa Nhan Đề: Bài Thơ Xuân Về đã thể hiện rõ ràng cảm nhận của tác giá về sự thay đổi cảnh sắc, con người khi mùa không khí mùa  xuân đang bắt đầu ngập tràn khắp các con đường, ngõ xóm, tất ca tạo nên một nét xuân thuần hậu, nhẹ nhàng, chất phác, đậm hơi thở của xuân đất Bắc.

Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Xuân về

– Về nội dung: Bài thơ thể hiện bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống. Qua đó thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, làng quê.

– Về nghệ thuật: Bài thơ có những nét đặc sắc về nghệ thuật như: thể thơ 7 chữ, sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, đảo ngữ …, giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.

– Đánh giá chung:

+ Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người, tạo vật khi mùa xuân đến của tác giả

+ Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ

Suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính

“Xuân về” là một bài thơ xuân đẹp, cho ta nhiều ấn tượng và yêu thích. Những nét vẽ về “lá nõn, nhành non…”, về lúa con gái, “mượt như nhung”, về hoa bưởi hoa cam rụng đầy vườn “ngào ngạt hương bay”, với “bướm vẽ vòng”, tất cả đã gợi lên một bức tranh xuân tươi đẹp, đầy hương sắc, rất mặn mà, thân thuộc. Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng, với “yếm đỏ khăn thâm”-, còn có bà già đi hội, chống gậy trúc, lần tràng hạt, miệng nam mô. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc đậm đà, đáng yêu. Nguyễn Bính đã gợi lên cái hồn quê nơi thôn quê, đã để thương để nhớ trong lòng người bấy nay.

Với “Xuân về”, nhà thơ Nguyễn Bính đã thành công cả về nội dung và nghệ thuật. Với hình ảnh thơ giản dị, gần gũi cùng ngôn ngữ thơ trong sáng, mộc mạc, tác giả đã khắc họa vô cùng rõ nét cảnh ngày xuân nơi làng quê hết sức dung dị mà không kém phần nên thơ, trữ tình. Xuyên suốt tác phẩm, nhịp thơ luôn chậm rãi, từ tốn kết hợp với cách ngắt nghỉ nhịp nhàng đã tạo cảm giác thong thả, thư thái. Điều đó giúp người đọc cảm nhận rõ nét hơn không khí yên bình của chốn làng mạc. Không chỉ vậy, tác giả còn thành công sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh: “…mượt như nhung”, ẩn dụ: “lúa thì con gái”, hay cả đảo ngữ, hoán dụ. Nó đã góp phần nâng cảm xúc của bài thơ, khiến vẻ đẹp của thiên nhiên và con người càng được nhấn mạnh hơn. Và đó là nét rất riêng của thơ Nguyễn Bính, đồng thời nói lên chính con người tác giả. Với danh hiệu “nhà thơ của làng quê Việt Nam”, ông đã rất thành công mang đến cho độc giả bức tranh chân thật và đẹp đẽ, thơ mộng nhất bằng ngòi bút tài hoa, dân dã của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *