Skip to content
Danh mục:

Đọc hiểu Em nghĩ gì về Trái Đất Nguyễn Lãm Thắng

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Tổng hợp các đề Đọc hiểu Em nghĩ gì về Trái Đất Nguyễn Lãm Thắng tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu.

Ngữ liệu đọc hiểu Em nghĩ gì về Trái Đất Nguyễn Lãm Thắng

Em vươn vai đứng dậy
Trái Đất đã xanh rồi
Giữa biêng biếc mây trời
Tiếng chim vui ngọt quả
Quàng khăn xanh biển cả
Khoác áo thơm hương rừng
Trái Đất mang trên lưng
Những đứa con của đất
Tuy màu da có khác
Nhưng vẫn chung nụ cười
Như biển cả không với
Một màu xanh thăm thẳm
Như ban mai nắng ẩm
Lung linh bở thảo nguyên
Hãy giữ được bình yên
Cho hoa thơm thơm mãi
Em vươn vai đứng dậy
Mong Trái Đất hòa bình
Đừng bao giờ chiến tranh
Mà đau hơn máu đỏ
Cho năm châu hội ngộ
Trong tình thương loài người
Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.

Đọc hiểu Em nghĩ gì về Trái Đất Nguyễn Lãm Thắng

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra số từ trong dòng thơ: Cho năm châu hội ngộ.

Câu 3. Theo bài thơ, những đứa con của đất có đặc điểm gì riêng và chung?

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ:

Quàng khăn xanh biển cả
Khoác áo thơm hương rừng

Câu 5. Em hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ:

Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.

Câu 6. Tại sao nhân vật em trong bài thơ lại có mong ước: Mong Trái Đất hòa bình Đừng bao giờ chiến tranh?

Câu 7. Theo em, mỗi người cần làm những gì để cho cuộc sống trên Trái Đất của chúng ta ngày trở nên tốt đẹp hơn? (Nêu ít nhất hai việc làm).

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: 

– Thể thơ: ngũ ngôn

Câu 2: 

– Số từ: năm châu

Câu 3: 

– Đặc điểm riêng: màu da

– Đặc điểm chung: nụ cười

Câu 4: 

– Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “biển – quàng khăn”; “hương rừng – khoác áo”.

– Tác dụng

+ Tăng tính gợi hình gợi cảm, làm cho đoạn thơ thêm hấp dẫn sinh động.

+ Làm cho biển cả và rừng trở nên gần gũi, sinh động như con người; gợi ra vẻ đẹp duyên dáng của rừng và biển; qua đó thấy được tình cảm yêu mến của nhân vật “em” với thiên nhiên.

Câu 5: 

– Hai câu thơ cuối là niềm mong ước của tác giả về sự hòa thuận, tinh thần đoàn kết. Đặc biệt người muốn rằng khắp mọi nơi trên Trái đất, năm châu bốn bể đều được sống trong hòa bình, hạnh phúc.

Câu 6:

Mong ước của nhân vật em “Mong Trái Đất hòa bình/ Đừng bao giờ chiến tranh vì nhân vật em đã nhận thức được rằng chiến tranh để lại hậu quả vô cùng thảm khốc, gây nên những đau thương mất mát, khiến gia đình không được đoàn tụ, thiệt hại tổn thất lướn về kinh tế,… đặc biệt trẻ em sẽ không được đến trường.

Câu 7: 

– Để cho cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi chúng ta cần:

+ Luôn thân thiện, biết yêu thương chia sẻ, luôn đoàn kết trong cuộc sống.

+ Tuyên truyền và lên án về chiến tranh.

+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *