Học tài thi phận vẫn là một trong những quan điểm được nhiều sĩ tử tán thành. Thực tế việc thi cử có kết quả hay không sẽ không phụ thuộc vào duyên phận mà ở chính nỗ lực, khả năng của bản thân.
Nêu quan niệm học tài thi phận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ – Mẫu 1
“Học tài thi phận” vẫn được lưu truyền rộng rãi từ xưa nhằm chỉ những người không gặp may mắn trong thi cử, đạt kết quả thấp hơn khả năng của mình hoặc thậm chí còn bị thi trượt. Cho tới ngày nay câu nói học tài thi phận vẫn được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng học sinh sinh viên. Mỗi khi các em làm bài kiểm tra, bài thi nhưng kết quả đạt thấp hơn kỳ vọng. Nắm được kiến thức nhưng lại gặp đề thi quá khó, ra ngay những phần mình không biết làm dẫn tới bị điểm kém. Theo quan điểm của tôi học tài thi phận là tư tưởng sai lầm, tôi không tán thành ý kiến này. Việc học sẽ đạt kết quả cao và phụ thuộc vào các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, khả năng tư duy, phân tích bài, kỹ năng quản lý thời gian làm bài, sự chỉn chu khi trình bày kiến thức… muốn bài thi đạt kết quả tốt thì bắt buộc học sinh, sinh viên phải thoả mãn những yếu tố trên. Yếu tố tài và phận chỉ mang tính chất động viên, giải toả tâm lý khi kết quả thi cử không như ý muốn. Nhiều khi an ủi một hai lần không sao nhưng nếu cự vịn vào đó mà đổ lỗi cho việc thi cử không đạt kết quả cao thì sẽ thật đáng trách. Muốn có kết quả tốt nhất trong thi cử học sinh cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng, bình tĩnh trong quá trình làm bài thi, hạn chế những sai sót khi làm bài, dành thời gian để kiểm tra lại bài khi làm xong. Đừng đổ lỗi cho bản thân, đừng viện cớ “học tài thi phận” mà lười nhác trong học tập. Thành hay bại chính là do bản thân mình bạn nhé!.
Nêu quan niệm học tài thi phận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ – Mẫu 2
“Học tài thi phận” là câu nói nhiều học sinh vẫn truyền tai nhau nhằm chỉ những người không may mắn trong thi cử. Vì một số yếu tố nào đó kết quả bài thi, bài kiểm tra bị điểm thấp hơn mong đợi. Học tài là chỉ việc tiếp thu kiến thức, khả năng vận dụng của con người tốt hay không là do năng lực. Thi phận chỉ kết quả thi là phụ thuộc vào yếu tố tâm linh, không hoàn toàn lệ thuộc vào năng lực. Quan điểm của tôi ý kiến này là không đúng dù trong bất kỳ hoàn cảnh hay trường hợp nào. Các bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh sẽ dựa trên những đơn vị kiến thức được học. Nếu học sinh không học bài, không trau dồi kiến thức, không cẩn thận và chỉn chu khi làm bài thì đương nhiên kết quả học tập, thi cử sẽ không được như mong đợi. Bài thi hay bài kiểm tra bị điểm kém là do mình học chưa kỹ, làm bài chưa tốt, không thể đổ lỗi cho duyên hay phận, hoặc yếu tố tâm linh nào được. Cá nhân tôi cho rằng để kết quả học tập được như ý muốn, luôn đạt được điểm cao trong các kỳ thi thì học sinh hãy ghi nhớ kiến thức thật tốt, chăm chỉ, chịu khó trong học tập, ôn tập kỹ các kiến thức đã học. “Hãy để những giọt mồ hôi rơi trên trang giấy còn hơn để những giọt nước mắt rơi trong phòng thi”.
(Chú thích: Phần gạch chân là phần sử dụng thao tác lập luận bác bỏ)