Giá trị thẩm mĩ của truyện Tấm Cám

Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống. Con người có nhu cầu hưởng thụ, thưởng thức cái đẹp. Dưới đây là bài văn bàn về Giá trị thẩm mĩ của truyện Tấm Cám


Dàn ý Giá trị thẩm mĩ của truyện Tấm Cám

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

* Giá trị thẩm mĩ trong văn học:

- Là khả năng có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó. 

- ''Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ lớn. Giá trị thẩm mĩ của văn học dân gian thể hiện ở nhiều phương diện. Đó là kiểu tư duy nghệ thuật có sức tưởng tượng kì diệu, hồn nhiên và một quan niệm nghệ thuật, lấy sự đề cao cái chân, cái thiện, cái đẹp làm gốc rễ”. 

* Giá trị thẩm mĩ trong truyện Tấm Cám: 

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Thiện - Ác, Tấm - Cám - dì ghẻ

- Nghệ thuật xây dựng tình huông truyện: 

+ Tấm không được đi xem hội

+ Tấm bị Cám cướp công ….

- Yếu tố thần kì: Bụt, hoá thân thành chim Vàng Anh, quả thị, cô Tấm,...

- Kết thúc có hậu: Tấm trở thành hoàng hậu

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Giá trị thẩm mĩ của truyện Tấm Cám

Bài văn Giá trị thẩm mĩ của truyện Tấm Cám

Bàn về giá trị thẩm mĩ của văn học dân gian, có ý kiến cho rằng: ''Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ lớn. Giá trị thẩm mĩ của văn học dân gian thể hiện ở nhiều phương diện. Đó là kiểu tư duy nghệ thuật có sức tưởng tượng kì diệu, hồn nhiên và một quan niệm nghệ thuật, lấy sự đề cao cái chân, cái thiện, cái đẹp làm gốc rễ”. Thế giới hiện thực đã có sẵn những vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm nhận nó. Nhà văn bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm. Qua truyện “Tấm Cám” cho người đọc thấy được giá trị thẩm mĩ ẩn giấu trong tác phẩm.

Giá trị thẩm mĩ của một tác phẩm văn học là khả năng có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó. Con người luôn có nhu cầu cảm nhận, thưởng thức cái đẹp và trong sự tồn tại của mình, con người không những muốn cuộc sống tốt hơn mà còn đẹp hơn. Văn học mang tới cho con người những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời: vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cảnh vật của đất nước, vẻ đẹp của những cảnh đời cụ thể trong cuộc sống hằng ngày, vẻ đẹp hào hùng của chiến trận, ... Ai-ma-tốp từng nói rằng: “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. Đến với truyện Tấm Cám, đó là một tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận của con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Thông qua cuộc đời và số phận nhân vật Tấm, nhân dân ta muốn khẳng định chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác và khuyên nhủ con người nên làm những điều tố đẹp, tránh những việc xấu xa, hại người.

Trước hết, giá trị thẩm mĩ của truyện Tấm Cám được thể hiện qua vẻ đẹp tính cách của nhân vật. Truyện Tấm Cám đã xây dựng thành công nhân vật Tấm- Cám - dì ghẻ theo hai tuyến nhân vật thiện ác. Tấm mang thân phận mồ côi cha mẹ từ rất sớm. Cô sống với dì mụ ghẻ độc ác và cô em cùng cha khác mẹ là Cám. Trong hoàn cảnh ấy, Tấm luôn bị đối xử bất công, chịu nhiều thiệt thòi và khổ đau. Với bản tính hiền lành lại rất chăm chỉ, Tấm sớm biết làm mọi việc trong nhà. Phẩm chất ấy không những không được trân trọng mà còn bị mẹ con dì ghẻ ghen tức, hành hạ, bắt cô phải lao động quần quật suốt ngày. Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng. Cuộc sống làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến cho số phận của Tấm chứa đầy bất hạnh, cay đắng và khổ cực. Trong một lần nọ. mụ dì ghẻ mang hai cái giỏ đưa cho hai chị em đi bắt tôm bắt tép và ra điều kiện ai bắt được đầy giỏ sẽ thưởng yếm đào. Nhờ sự chăm chỉ của mình mà Tấm đã nhanh chóng bắt được đầy giỏ, còn Cám thì ngược lại, rong chơi, lười làm nên không có gì mang về. Lúc này Cám giở thủ đoạn với Tấm để cướp công lao của Tấm về mình: "Chị Tấm ơi, chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về dì mắng". Vốn bản tính hiền lành, tin người, Tấm chẳng hoài nghi mà làm theo lời Cám. Tấm bị mẹ con nhà Cám hãm hại hết lần này đến lần khác, ngay cả việc bắt con bống của Tấm ăn thịt. Cô háo hức đi xem hội thì bị con nhà Cám ngăn cản,  nghĩ ra cách tàn nhẫn bắt Tấm phải ở nhà. Như vậy, qua vài chi tiết người đọc có thể hình dung được tính cách hiền lành, chăm chỉ của cô Tấm.

Đứng trước tình huống đó, Tấm chẳng còn biết làm gì khác, Tấm ngồi khóc. Trong sự bất lực con người ta không biết làm gì khác ngoài việc giải tỏa nỗi ấm ức, bất lực đó qua nước mắt và Tấm cũng vậy.Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ góp phần định hướng tư duy theo tiêu chí Chân- Thiện- Mỹ. Những người nghệ sĩ chân chính, qua hoạt động nghệ thuật của mình, đã khẳng định những tư tưởng tiến bộ, nhằm phục vụ điều thiện và chính nghĩa. Hình ảnh Bụt hiện lên khiến cho câu chuyện rẽ sang một hướng khác, Bụt đã giúp Tấm giải quyết sự việc bằng cách tặng cho Tấm một con cá bống. Ở đây, Bụt đóng vai trò là yếu tố thần kì kịp thời giải quyết khó khăn, bế tắc của người bất hạnh, tạo nên nét đặc biệt hấp dẫn của loại truyện này. Nhờ Bụt giúp đỡ mà nàng có cơ hội được đến với mọi người. Tình cờ ướm thử và vừa vặn với chiếc giày đã làm thay đổi cuộc đời Tấm. Từ một cô gái quê mùa trở thành hoàng hậu khả kính. Điều đó như một vết dao khoét sâu vào lòng ghen tức của mẹ con mụ dì ghẻ, thôi thúc mụ có âm mưu tàn độc đối với cô, đẩy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám lên đến cực điểm. Giá trị thẩm mỹ của truyện thể hiện rõ ước mơ của nd về 1 cs tốt đẹp, công bằng. Niềm tin rằng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

Ngoài ra yếu tố thần kì là không thể thiếu trong việc tạo ra giá trị thẩm mỹ của truyện Tấm cám. Nó là sản phẩm của trí tưởng tượng tượng trưng cho mơ ước, khát vọng của nhân dân. Những gì không thực hiện được ngoài đời đều có thể thực hiện được chóng vánh và hoàn hảo nhờ yếu tố này. Đến đây, không còn sự xuất hiện của Bụt nữa, mà hình ảnh cô Tấm đấu tranh bằng bản thân mình. Sau nhiều lần hoá thân của Tấm thành chim vàng anh, quả thị và cuối cùng hoá thân thành cô gái. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì làm truyện cổ tích trở nên ly kỳ, hấp dẫn, thơ mộng, lãng mạn hơn và càng làm tăng giá trị thẩm mỹ cho truyện cổ tích hơn.
Hơn nữa, kết thúc có hậu, một đặc trưng của truyện cổ tích, là chi tiết kẻ ác phải chịu trừng phạt còn người tốt luôn xứng đáng nhận được phần thưởng, hạnh phúc thuộc về họ, góp phần không hề nhỏ trong việc xây dựng giá trị thẩm mỹ cho truyện tấm Cám . Đặc trưng này phản ánh rõ lý tưởng chiến đấu, tinh thần lạc quan và những dự cảm sáng suốt mạnh mẽ của nhân dân hướng về một xã hội tương lai tốt đẹp trong mơ ước, đáp ứng đúng tiêu chí phản ánh cái đẹp của giá trị. Người tốt như Tấm đã được bảo vệ và đền đáp; kẻ xấu như mẹ con Cám phải nhận hậu quả tương xứng với hành động xấu xa của họ. Đó cũng là mong muốn của nhân gian. Có ý kiến cho rằng Tấm trả thù là hợp lý, là thích đáng. Mẹ con Cám đáng bị trừng trị bằng hình phạt nặng nề như vậy là hợp với lẽ đời.

Thế giới hiện thực muôn màu muôn vẻ nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp đó. Các nhà văn bằng năng lực của mình đã uyển chuyển biến cái đẹp đó vào trong các tác phẩm văn học, từ đó giá trị thẩm mỹ của văn học ra đời. Giá trị thẩm mỹ là khả năng văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp của cuộc đời hay bản chất của con người, từ đó truyền tải thông điệp, bài học và lý tưởng sống cho mọi người. Dân gian muốn khẳng định rằng cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng. Cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lý. Kết cấu câu chuyện nêu lên một triết lý: “ở hiền gặp lành”. Đây cũng là ước mơ, khát vọng của người nông dân bị đè nén, áp bức.

Thanh Huyền
15/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question