Đề đọc hiểu Lục bát về cha
Tuyển tập các đề Đọc hiểu Lục bát về cha hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.
Lúa xanh, xanh mướt đồng xa
Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha.
(“Lục bát về cha”- Thích Nhuận Hạnh)
Đọc hiểu Lục bát về cha – Đề 1
Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bốn câu thơ đầu.
Câu 3: Em cảm nhận được điều gì về hình ảnh người cha và tình cảm của người con trong đoạn thơ trên.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
– Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 2:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu là biện pháp so sánh. So sánh người cha như một dải ngân hà, người con như là giọt nước sinh ra từ nguồn.
– Tác dụng: So sánh tình cảm của người cha dành cho con với dải ngân hà của vũ trụ, để thể hiện sự bao la, rộng lớn và cao cả của tình yêu cha đối với con. Đồng thời, người con được so sánh với giọt nước từ nguồn nhỏ bé, tượng trưng cho sự yếu ớt và thuần khiết. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng tình yêu của người cha là sự hi sinh cao cả, và sự bao bọc, chăm sóc của người cha đối với con là vô giá và không thể đong đếm được. Qua câu thơ ta càng thêm quý trọng và tôn trọng tình cảm gia đình hơn cả.
Câu 3:
Hình ảnh người cha được miêu tả là một người đầy tình cảm và hy sinh cho gia đình. Hình ảnh của người cha được sử dụng để tạo ra một bức tranh tình cảm sâu sắc giữa người cha và người con. Người con cảm thấy tự hào vì có một người cha như thế và tình cảm của người con đối với người cha là vô cùng to lớn.
Đọc hiểu Lục bát về cha – Đề 2
Câu 1: Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh khắc họa người cha trong bài thơ trên?
Câu 2: Em hiểu gì về ý nghĩa của từ “hao gầy” trong bài thơ?
Câu 3: Tác dụng của phép tu từ nổi bật trong 2 câu thơ:
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.
Câu 4: Thông điệp của bài thơ là gì? (Trình bày bằng một đoạn văn không quá 10 dòng).
Câu 5: Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
Những từ ngữ, hình ảnh khắc họa người cha trong bài thơ trên là: nước mặt cay nồng, dải Ngân Hà, dệt từ muôn thăng trầm, ráng sức ngâm, hao gầy,…
Câu 2:
Ý nghĩa của từ “hao gầy” trong bài thơ trên là miêu tả vóc dáng của người cha gầy gò, yếu ớt cũng bởi vì người cha đã hi sinh và yêu thương con mình mà quên cả bản thân.
Câu 3:
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.
– Phép tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ trên là phép so sánh. So sánh hai hình ảnh: cha với dải ngân hà; con với giọt nước sinh ra từ nguồn.
– Tác dụng:
+ Giúp cho câu thơ trở nên sinh động và chân thực hơn sự hi sinh cao cả và bao la của người cha – dải ngân hà dành cho con mình – giọt nước nguồn nhỏ bé và thuần khiết.
+ Bên cạnh đó là niềm tự hào, hạnh phúc vì cuộc sống này đã có con xuất hiện bên cha.
Câu 4:
Thông điệp của bài thơ là hãy là những người con hiếu thảo và yêu thương cha mình. Bởi cả cuộc đời này ta chỉ có một người cha và cũng chỉ có cha sẽ là người không ngại ngần bất cứ khó khăn nào để bảo vệ cho chúng ta được bình an lớn lên. Tình phụ tử thiêng liêng và đạo làm con đã là đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Hãy trân trọng những khoảnh khắc còn cha bên cạnh và hãy yêu thương cha như cách cha đã yêu thương và hi sinh cho chúng ta.
Câu 5:
Cha là tiếng gọi thân thương mà tạo hóa đã tạo ra để trở thành một trụ cột vững chắc trong mọi gia đình. Người cha luôn là người phả gánh vác mọi trọng trách trong nhà và luôn là chỗ dựa lớn lao về mặt tinh thần cho cả nhà. Cha luôn mạnh mẽ và cứng cỏi trong mọi việc và là người sẽ đồng hành cùng mẹ trên con đường xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, hòa thuần. Với chúng ta, có lẽ cha là người có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. Từ đó, chúng ta là những người con hãy hiếu kính và sống trọn đạo con với cha mẹ của mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta vẫn phải lên án những người cha vũ phu, quen thói bạo hành và thiếu trách nhiệm với gia đình.
Đọc hiểu Lục bát về cha – Đề 3 (trắc nghiệm)
Câu 1: Đoạn thơ trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?
A. Ông đồ (Vũ Đình Liên)
B. Quê hương (Tế Hanh)
C. Khi con tu hú (Tố Hữu)
D. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 3: Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong hai câu thơ:
“Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”
A. Điệp ngữ
B. Đảo ngữ
C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 4: Từ “hao gầy” trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
A. Đức hi sinh của cha.
B. Tính cách của cha
C. Thói quen của cha
D. Tình cảm của cha
Câu 5: Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
A. Tình cảm tri ân của tác giả đối với cha mẹ
B. Sự xót xa khi thời gian đã mang cha đi mất
C. Ca ngợi tình cha đẹp đẽ, bao la, vĩ đại.
D. Lời dạy của cha dành cho con
Trả lời đọc hiểu
Câu 1: Chọn C
Câu 2: Chọn C
Câu 3: Chọn D
Câu 4: Chọn A
Câu 5: Chọn C